Trường Hóa và Khoa học Sự sốnghttps://scls.hust.edu.vn/uploads/scls/logo-dhbk-1-02_130_191.png
Thứ hai - 08/01/2024 20:29
Ngành Máy và Thiết bị Công nghiệp Hoá chất, Đại học Bách khoa Hà Nội được thành lập từ năm 1961, và bắt đầu đào tạo khóa đầu tiên từ năm học 1961-1962. Đây là địa chỉ duy nhất tại Việt nam đào tạo Kỹ sư, Thạc sỹ và Tiến sỹ chuyên ngành Máy và Thiết bị Công nghiệp Hoá chất - Dầu khí.
1. Lịch sử hình thành
Ngành Máy và Thiết bị Công nghiệp Hoá chất, Đại học Bách khoa Hà Nội được thành lập từ năm 1961, và bắt đầu đào tạo khóa đầu tiên từ năm học 1961-1962. Đây là địa chỉ duy nhất tại Việt nam đào tạo Kỹ sư, Thạc sỹ và Tiến sỹ chuyên ngành Máy và Thiết bị Công nghiệp Hoá chất - Dầu khí.
Chuyên ngành này trang bị cho sinh viên nền tảng kiến thức sâu và rộng về cả các quá trình công nghệ, thiết kế, chế tạo và lắp đặt các dây truyền thiết bị trong công nghiệp hóa chất và dầu khí. Do đáp ứng đúng yêu cầu của xã hội, nên đây là một trong ba chuyên ngành thu hút nhiều sinh viên theo học nhất của Viện Kỹ thuật Hóa học. Thực tế cho thấy, sinh viên tốt nghiệp ngành Máy và Thiết bị Công nghiệp Hoá chất – Dầu khí đang công tác tốt trên nhiều cương vị ở các tổng công ty lớn, như Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng công ty Hóa chất, Tổng công ty Xăng dầu, Tổng công ty Dầu khí,…và các doanh nghiệp trong và ngoài nước khác.
Hiện có mười Thầy, Cô giáo đang trực tiếp tham gia giảng dạy, trong đó có ba PGS và bảy TS. Các Thầy, Cô đều tốt nghiệp từ các trường Đại học có uy tín từ CHLB Đức, Pháp, Hàn quốc, Hà Lan.
Văn phòng: Phòng 310, Nhà C3-4
Số điện thoại: 024. 3869 2510
Email: sce-dcppe@hust.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/may.hoa.5494
2. Cơ sở vật chất:
Ngành Máy và Thiết bị Côn nghiệp Hóa chất - Dầu khí hiện quản lý 01 văn phòng, 02 phòng làm việc và 01 phòng thí nghiệm chuyên ngành. Được trang bị các dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu và hóa chất phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên trong quá trình công tác, học tập tại trường.
3. Lĩnh vực đào tạo:
- Bậc đào tạo:
Cử nhân - Kỹ sư - Thạc sĩ - Tiến sĩ
- Năng lực đào tạo:
Cử nhân, Kỹ sư: 40 - 80 sinh viên/khóa
Thạc sĩ, Tiến sĩ: 20 - 30 học viên/khóa
- Các môn học:
Kỹ thuật an toàn và môi trường
Bơm, quạt, máy nén
Quá trình và thiết bị truyền nhiệt
Máy gia công vật liệu rắn
Quá trình và thiết bị thủy cơ
Quá trình và thiết bị chuyển khối
Công nghệ hóa học
Máy gia công vật liệu dẻo
Cơ sở tính toán máy và thiết bị
Thiết bị phản ứng
Thiết kế, lắp đặt công trình CNHC
Tin ứng dụng trong công nghệ hóa học
Quá trình và thiết bị sấy
4. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ:
Đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp bộ, cấp nhà nước và đề tài nghị định thư.
Nhiều đề tài nghiên cứu đã được ứng dụng vào thực tế sản xuất.
Đã đăng tải được nhiều bài báo trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước.
Tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp khai thác, chế biến nguyên liệu. Các hướng nghiên cứu +/ Động học và thiết kế thiết bị phản ứng: Nghiên cứu động học của các quá trình phản ứng đồng thể, dị thể có và không có sự có mặt của xúc tác, cấu trúc dòng và kết cấu của thiết bị phản ứng. +/ Các quá trình thủy cơ học: Nghiên cứu các quá trình phân riêng bằng vật ngăn, lắng dưới tác dụng của trường trọng lực, trường ly tâm, và trường tĩnh điện +/ Các quá trình truyền nhiệt và thiết bị trao đổi nhiệt: Nghiên cứu các quá trình truyền nhiệt cơ bản, truyền nhiệt có kèm quá trình chuyển khối và phản ứng hóa học, kết cấu và thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt. +/ Các quá trình và thiết bị chuyển khối: Nghiên cứu cơ chế và thiết bị của quá trình hấp phụ, hấp thụ, trích ly, chiết và chưng luyện. +/ Các quá trình cơ học: Nghiên cứu các quá trình và thiết bị dùng cho gia công vật liệu rắn (đập, trộn, nghiền, sàng…) và gia công vật liệu dẻo (trộn, đùn, cán, ép…). +/ Thiết kế cơ khí và thiết kế lặp đặt các dây truyền thiết bị trong công nghiệp hóa chất. +/ Mô phỏng, mô hình hóa và tối ưu hóa các quá trình và thiết bị công nghệ hóa học
5. Các vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Kỹ sư sản xuất tại các nhà máy, công ty liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài thuộc lĩnh vực hóa chất, dầu khí.
Cán bộ nghiên cứu tại các đơn vị nghiên cứu và đào tạo thuộc lĩnh vực chuyên ngành hóa chất, dầu khí.
Cán bộ giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
Học tập nâng cao trình độ chuyên sâu ở các bậc sau đại học tại Đại học Bách khoa Hà Nội hoặc tại các trường đại học đối tác tại Anh, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, và nhiều nước khác.
6. Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp
- Các Công ty trong mạnh lưới Câu lạc bộ Doanh nhân Máy Hóa
- Viện nghiên cứu: Viện Hóa học, Viện Công nghệ Vật liệu (Viện Hàn lâm và Khoa học Việt Nam), …
- Các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
- Các công ty sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước
Một số đơn vị tuyển dụng tiêu biểu:
Công ty Cổ phần Cơ điện TOMECO
Công ty Cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa chất (CECO)
Công ty Cổ phần Hóa chất Đức Giang
Công ty Cổ phần Giấy An Hòa
Công ty Cổ phần BATECO Group
Công ty TNHH Máy và Thiết bị Công nghiệp Hóa chất - Môi trường MECIE
Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long
Công ty Cổ phần Xi măng Hoàng Thạch
Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn
Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn
Tổng Công ty Xi măng Việt Nam
Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn
Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình
Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
Tập Đoàn Hóa chất Việt Nam
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
Tổng Công ty Gas Petrolimex
Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN)
Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam
CÔNG TY TNHH SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH LG ELECTRONICS VIỆT NAM
Công ty AkzoNobel Việt Nam
Công ty Hyosung Việt Nam