Trường Hóa và Khoa học Sự sốnghttps://scls.hust.edu.vn/uploads/scls/logo-dhbk-1-02_130_191.png
Thứ hai - 08/01/2024 20:38
Bộ môn Công nghệ Giấy - Nhuộm được thành lập từ năm 1968 tại Phân hiệu Công nghiệp nhẹ của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
1. Giới thiệu chung
Bộ môn Công nghệ Giấy - Nhuộm được thành lập từ năm 1968 tại Phân hiệu Công nghiệp nhẹ của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Khóa kỹ sư đầu tiên ra trường là khóa 11 của Trường. Năm 1977 khi phân hiệu Công nghiệp nhẹ nhập về Trường Đại học bách Khoa Hà Nội, nhóm Giấy sáp nhập vào Bộ môn Công nghiệp Hóa học và thời gian này các cán bộ ngành kỹ thuật Giấy dưới sự lãnh đạo của Khoa Hóa kỹ thuật đã xây dựng và đưa vào sản xuất thành công xưởng sản xuất giấy đáp ứng nhu cầu thực tập và giấy in, giấy viết của Trường. Năm 1980 nhóm Giấy chuyển sang Bộ môn Cao phân tử - Khoa Hóa Kỹ thuật. Năm 2006 Bộ môn công nghệ Xenluloza & Giấy được thành lập mới, tách từ Bộ môn công nghệ Hữu cơ - Hóa dầu. Từ năm 2019 Bộ môn hợp nhất với Trung tâm Polyme thành Trung tâm Công nghệ Polyme - Compozit và Giấy, đào tạo 02 Chuyên ngành, là Kỹ thuật Polyme - Compozit và Kỹ thuật Xenlulo - Giấy. Đến năm 2023, Nhóm chuyên môn Công nghệ Giấy và Bao bì được thành lập, trực thuộc Khoa Kỹ thuật Hóa học, Trường Hóa và Khoa học sự sống, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Hiện nay Nhóm chuyên môn có 3 PGS và 3 TS, là cơ sở đào tạo Cử nhân, Kỹ sư phục vụ ngành Công nghiệp giấy lớn nhất Việt Nam.
Công nghệ Giấy và Bao bì là chuyên ngành đào tạo về quá trình sản xuất các sản phẩm giấy, bao bì giấy; các dẫn xuất từ xenlulo ứng dụng trong thực phẩm, y tế, dược phẩm, mỹ phẩm, quốc phòng, môi trường,... đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của đời sống và công nghiệp.
Hình ảnh Nhóm chuyên môn Công nghệ Giấy và Bao bì trong buổi Gặp mặt các thế hệ thầy cô Trường Hóa và Khoa học sự sống
Công nghệ Giấy và Bao bì trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản và chuyên sâu về
Hóa học gỗ và sinh khối lignoxenlulo; Xenlulo và hóa chất cơ bản; Vật liệu mới, vật liệu nano từ sinh khối lignoxenlulo; Dẫn xuất xenlulo làm phụ gia thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm; Vật liệu cao su tự nhiên, latex và cao su tổng hợp; Vật liệu cao phân tử;
Toàn bộ quá trình công nghệ, thiết bị sản xuất bột giấy, giấy (giấy in, giấy viết, giấy bao bì, giấy ăn, giấy vệ sinh) và bao bì (từ giấy, chất dẻo, kim loại và ceramic, polyme phân hủy sinh học); Kỹ thuật chế biến cao su tự nhiên và tổng hợp cao su;
Kiểm soát và quản lý chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm trong sản xuất bột giấy, giấy và bao bì ; Môi trường công nghiệp và xử lý môi trường công nghiệp giấy và bao bì; Sinh học đại cương và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giấy và bao bì.
Lập dự án, thiết kế nhà máy sản xuất bột giấy và nhà máy sản xuất giấy, bao bì và cao su; Kỹ năng thực hành, nghiên cứu khoa học tại phòng thí nghiệm, thực tập tại doanh nghiệp; Kỹ năng tổ chức, quản lý sản xuất, thuyết trình; Phát triển sản phẩm, đổi mới sáng tạo; Hoạt động nhóm.
Các vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Cán bộ lãnh đạo, quản lý, điều hành, phụ trách kỹ thuật và sản xuất tại nhà máy sản xuất giấy và bao bì (hơn 30 doanh nghiệp quy mô sản xuất lớn với doanh thu lên tới 200-1000 tỉ mỗi năm; gần 200 doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, vốn đầu tư trong nước và 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Thái Lan);
Nhân viên kinh doanh, chăm sóc khác hàng, kỹ thuật viên tại các doanh nghiệp kinh doanh nguyên vật liệu, hóa chất vật tư, thiết bị và sản phẩm ngành công nghiệp giấy và bao bì;
Cán bộ nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu, Cơ quan giám định, Các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Hải quan, Tổng cục đo lường chất lượng, Bộ Công thương, …
Học tập nâng cao và mở rộng (Thạc sĩ, Tiến sĩ) trong và ngoài nước trong lĩnh vực hóa học, vật liệu polyme, vật liệu nano, vật liệu sinh học, phụ gia thực phẩm, xử lý môi trường, …, để trở thành nghiên cứu viên, giảng viên tại các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học trong và ngoài nước.
Các thế hệ thầy trò Nhóm chuyên môn Công nghệ Giấy và bao bì nhân ngày 20/11
2. Chương trình đào tạo do NCM phụ trách
Cử nhân, Kỹ sư chuyên sâu Chuyên ngành Kỹ thuật Giấy, Bao bì và cao su thuộc Chương trình đào tạo Kỹ thuật Hóa học (mã tuyển sinh CH1);
Thạc sĩ và Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Hóa học
Nhóm chuyên môn Công nghệ giấy với Ban giám hiệu Trường Hóa & Khoa học Sự sống chụp ảnh cùng với đại diện KOICA và CEO công ty NNP - Hàn Quốc.
3. Các công ty đối tác, nhà tuyển dụng
Các doanh nghiệp sản xuất giấy quy mô công suất lớn:
Công ty CP Giấy Thuận An (Thuận An-Đồng Nai)
Công ty TNHH Cheng Loong (Bình Dương -TP.Hồ Chí Minh)
Công ty TNHH Giấy Kraft Vina (Bình Dương-TP.Hồ Chí Minh)
Công ty TNHH Xưởng giấy Chánh Dương (Bình Dương-TP.Hồ Chí Minh)
Công ty Giấy Đồng Tiến (Bình Dương-TP.Hồ Chí Minh)
Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam (Châu Thành-Cần Thơ)
Công ty TNHH Kraft of Asia Paperboad and Packaging (Bà Rịa-TP.Hồ Chí Minh)
Công ty CP Giấy Sài Gòn (Bà Rịa – TP.Hồ Chí Minh)
Công ty TNHH Giấy Xuân Mai (TP.Hồ Chí Minh)
Nhà máy bột giấy VNT19 (Dung Quất-Quảng Ngãi)
Công ty CP Giấy Sông Lam (Nghệ An)
Công ty TNHH Miza Nghi Sơn (Thanh Hóa)
Công ty CP Giấy Mục Sơn (Thanh Hóa)
Công ty TNHH Giấy HKB-Hoa Lư (Nho Quan-Ninh Bình)
Công ty TNHH Đầu tư Linh Giang (Ninh Bình)
Công ty CP Giấy Hoàng Hà Hà Nam (Ninh Bình)
Công ty TNHH Giấy Hưng Hà (Hưng Yên)
Công ty TNHH bao bì Tân Kim Cương (Hưng Yên)
Công ty CP Giấy MINHAN (Hưng Yên)
Công ty CP sản xuất Giấy Mỹ Hương (Hải Phòng)
Công ty CP Hoàng Hà Global (Hải Phòng)
Công ty TNHH MTV Thương Mại Tuấn Tài (Hải Dương)
Công ty TNHH Mipak (Hải Dương)
Công ty CP Miza (Hà Nội)
Công ty CP Giấy Vạn Điểm (Hà Nội)
Công ty Giấy tissue Sông Đuống (Hà Nội)
Công ty TNHH MTV Vina Paper (Bắc Ninh)
Công ty sản xuất giấy và bao bì Phương Đông (Bắc Ninh)
Công ty Giấy và bao bì Phú Giang (Bắc Ninh)
Công ty TNHH Cheng Loong Bắc Giang (Bắc Ninh)
Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ (Thái Nguyên)
Nhà máy giấy Xương Giang (Bắc Ninh)
Công ty CP Giấy Việt Trì (Phú Thọ)
Tổng Công ty Giấy Việt Nam (Phú Thọ)
Công ty CP Giấy Lửa Việt (Phú Thọ)
Công ty CP Giấy An Hòa (Tuyên Quang)
Doanh nghiệp phân phối bột giấy và giấy
Công ty TNHH Phương Trang Bắc Giang (Bắc Giang)
Công ty TNHH XNK Thuận Phát (Hà Nội)
Công ty TNHH TFP (Hà Nội)
Công ty TNHH Tohoku Goldsun (Hà Nội)
Công ty TNHH Tân Hạnh Nguyên (Hà Nội)
Công ty CP Better Resin (Bình Dương)
Công ty CP STAVIAN giấy và bột giấy (Hà Nội)
Công ty TNHH An Việt Phát (Hà Nội)
Doanh nghiệp cung ứng hóa chất ngành giấy
Tập đoàn hóa chất Việt Nam (VINACHEM)
Công ty TNHH Thuận Phát Hưng
Công ty TNHH Hóa chất Amazon
Công ty TNHH Kemira Việt Nam
Công ty TNHH Hóa chất Alpha Việt Nam
Công ty TNHH Công nghệ Hóa chất và Môi trường Vũ Hoàng
Doanh nghiệp cung cấp máy móc thiết bị ngành giấy
Công ty TNHH Kỹ thuật Công nghệ Việt Hưng
Công ty Elof Hansson AB Việt Nam
Công ty TNHH Valmet Technologies and Servies
VPĐ Andritz Feed and Biofuel HCM
Công ty TNHH TM DV XNK Đại Thành Nguyên
Viện nghiên cứu
Viện Công nghiệp giấy và Xenlulô
Một số hình ảnh về các chuyên tham quan, thực tế tại nhà máy của cán bộ và sinh viên nhóm chuyên môn Giấy và Bao bì
4. Mạng lưới cựu sinh viên của NCM
Ông Hoàng Trung Sơn (K24), Chủ tịch Hiệp hội Giấy Việt Nam, chủ tịch HĐQT Công ty Giấy Đồng Tiến.
Ông Nguyễn Văn Hiện (K20), Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Công ty CP Giấy Việt trì (Phú Thọ).
Ông Nguyễn Tiến Vinh (K39), Tổng Giám đốc Công ty CP Giấy Hoàng Hà Global (Hải Phòng).
Ông Tạ Đức Long (K43), Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam (Phú Thọ).
Ông Cao Văn Sơn (K40), Viện Trưởng Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô (Hà Nội).
Ông Lê Văn Hiệp (K45), Tổng Giám đốc công ty CP Giấy Miza Nghi Sơn.
Ông Phan Hiền (K44), Phó Giám đốc công ty Giấy Tissue Sông Đuống.
Ông Nguyễn Xuân Thắng – Giám đốc Công ty Giấy tissue Uông Bí (Quảng Ninh)
Ông Nguyễn Hữu Dương – Trưởng Kỹ thuật dây chuyền 2 Cheng Loong (Bình Dương).
Ông Trần Xuân Nam – Giám đốc nhà máy giấy Xương Giang (Bắc Ninh)• Ông Lê Văn Hiệp - TGĐ Công ty CP Giấy Miza Nghi Sơn (Than Hóa)
PGS.TS. Nguyễn Thế Hữu (K41), Phó Trưởng khoa Công nghệ Hóa học, Đại học Công nghiệp Hà Nội.
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thắng (K42), Trưởng nhóm chuyên môn Hóa nhuộm, Trường Vật liệu, ĐHBKHN.
Ông Nguyễn Trọng Công (K46), Giám đốc sản xuất Giám đốc sản xuất Stavian Tissue (Hưng Yên).
Phạm Ngọc Cường (K44), Phó Tổng giám đốc Công ty CP Giấy Việt Trì (Phú Thọ).