Dự án S-IRCLE (2023-2025) tập trung vào giải quyết các vấn đề môi trường ở các công trình khí sinh học quy mô nhỏ, được tài trợ bởi Bộ Tài nguyên Môi trường Liên bang Đức. Dự án S-IRCLE là dự án đầu tiên, đánh dấu sự hợp tác của bốn đối tác tham gia thực hiện, bao gồm Đại học Công nghệ Berlin (TUB), Công ty Công nghệ Herbst Umwelttechnik, Khoa Khoa học và Công nghệ Môi trường, và Công ty Egreen JSC. Việt Nam. Mục tiêu chính là phát triển một hệ thống lọc bên ngoài được cải tiến tự động, có khả năng loại bỏ hiệu quả hydro sunfua (H2S) khỏi khí sinh học. Điều này rất quan trọng vì H2S không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe mà còn dẫn đến ăn mòn, làm giảm tuổi thọ của các thiết bị khí sinh học. Hơn nữa, dự án còn hướng tới tái chế lưu huỳnh có trong vật liệu sau lọc để làm phân bón lưu huỳnh thay thế, thúc đẩy việc sử dụng tài nguyên bền vững hơn.
Tham dự hội thảo, ngoài các chuyên gia và cán bộ khoa học của bốn đơn vị thực hiện dự án, còn có sự góp mặt của Ban Quản lý dự án Z-U-G thuộc Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, An toàn Hạt nhân và Bảo vệ Người tiêu dùng Cộng hòa liên bang Đức (BMUV). Sau khi lắng nghe kết quả của Dự án, các bên đã dành thời gian trao đổi học thuật về các nội dung có khả năng phát triển trong tương lai như các vấn đề về xử lý khí sinh học tại Việt Nam, nghiên cứu về tác động của H2S đến sức khoẻ người sử dụng cũng như khả năng xây dựng các khóa học online… nhằm góp phần thúc đẩy công nghệ khí sinh học ở Việt Nam và mở đường cho việc sử dụng khí sinh học bền vững và hiệu quả hơn.
Ông Daniel Roos từ Ban quản lý dự án Z-U-G đánh giá rất cao về việc hợp tác triển khai các dự án tại Việt Nam. Ông cũng rất vui mừng khi có cơ hội để chia sẻ thông tin về các Quỹ hỗ trợ của BMUV đến các giảng viên và nhà khoa học của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đặc biệt, ông rất ấn tượng với các nữ giáo sư của Khoa Khoa học và Công nghệ Môi trường năng động và nhiệt huyết trong trao đổi học thuật với hi vọng sẽ có nhiều hợp tác tốt hơn giữa Việt Nam và Đức trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Ông Daniel Roos từ Ban quản lý dự án Z-U-G phát biểu
PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Phó hiệu truởng SCLS, cũng chia sẻ kinh nghiệm của Trường trong lĩnh vực khí sinh học tại Việt Nam cũng như các hợp tác về trao đổi sinh viên với các Đại học tại Cộng hòa Liên bang Đức, cho thấy nhà trường luôn sẵn sàng mở rộng hợp tác với các đối tác Đức trong nhiều hoạt động từ đào tạo đến nghiên cứu.
PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Phó hiệu truởng SCLS luôn sẵn sàng mở rộng hợp tác với các đối tác Đức trong nhiều hoạt động từ đào tạo đến nghiên cứu.
PGS.TS. Hoàng Thị Thu Hương, Trưởng khoa Khoa Khoa học và Công nghệ Môi trường, chia sẻ sự ủng hộ các dự án liên kết giữa Khoa, Trường và mong muốn có nhiều cơ hội hợp tác hơn về học thuật với các Đại học tại Cộng hòa Liên bang Đức, cũng như doanh nhiệp.
PGS.TS. Hoàng Thị Thu Hương, Trưởng khoa Khoa Khoa học và Công nghệ Môi trường mong muốn có nhiều cơ hội hợp tác hơn về học thuật với các Đại học tại Cộng hòa Liên bang Đức
Trong buổi thảo luận, Giám đốc công ty Egreen JSC., ông Phạm Đức Thọ là một cựu sinh viên của Đại học Bách khoa Hà Nội đã chia sẻ về hoạt động của Công ty trong lĩnh vực khí sinh học và vai trò của Công ty trong dự án. Ông bày tỏ sự vui mừng khi có cơ hội quay lại làm việc tại nơi ông đã học tập để có để đóng góp trong công tác bảo vệ môi trường.
Ông Phạm Đức Thọ, cựu sinh viên của Đại học Bách khoa Hà Nội, chia sẻ về hoạt động của Egreen JSC. trong lĩnh vực khí sinh học và vai trò của Công ty trong dự án.
Trong buổi họp, bà Hoàng Thị Quỳnh Trang, Đại học Công nghệ Béc-lin, và ông Marcel Spahr, đại diện công ty Công nghệ Herbst Umwelttechnik, đã có những chia sẻ về kết quả thực hiện dự án S-IRCLE cũng như những trao đổi về chuyên môn, là cơ sở để điều chỉnh và tiếp tục phát triển các nội dung, ý tưởng hợp tác trong pha 2 của Dự án.
Ông Marcel Spahr, đại diện công ty Công nghệ Herbst Umwelttechnik, đã có những chia sẻ về kết quả thực hiện dự án S-IRCLE
Bà Hoàng Thị Quỳnh Trang, Đại học Công nghệ Berlin trao đổi về chuyên môn
Các chuyên gia và cán bộ khoa học của bốn đơn vị thực hiện Dự án S-IRCLE đã cùng ban Quản lý Z-U-G đi thực địa tại các hộ gia đình chăn nuôi đang lắp đặt thử nghiệm hệ thống lọc H2S thông minh tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Đoàn cán bộ đi thực địa tại các hộ gia đình chăn nuôi đang lắp đặt thử nghiệm hệ thống lọc H2S thông minh tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Các chuyên gia và cán bộ khoa học của bốn đơn vị thực hiện Dự án S-IRCLE đã cùng ban Quản lý Z-U-G chụp ảnh kỷ niệm tại Khuôn viên Đại học Bách khoa Hà Nội, nơi một cây xanh đã được trồng để kỷ niệm sự hợp tác với TUB.
Các chuyên gia và cán bộ khoa học của bốn đơn vị thực hiện Dự án S-IRCLE đã cùng ban Quản lý Z-U-G chụp ảnh kỷ niệm.
Vào tháng 9 năm 2024, Hội thảo Khoa học về Khí sinh học dự kiến được tổ chức tại Đại học Bách Khoa Hà Nội như một phần kết quả của dự án. Đây cũng sẽ là cơ hội để SCLS và các đối tác tiếp tục thảo luận về khoa học cũng như các hướng hợp tác trong tương lai.
Tác giả: Trường Hóa và Khoa học sự sống
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn