Phát triển vật liệu trên cơ sở cao su tự nhiên - hướng đi xanh cho tương lai

Thứ tư - 05/06/2024 16:05
Chào mừng các em đến với Khoa Hóa Học, nơi các em sẽ có cơ hội cảm nhận, thử nghiệm và tham gia nghiên cứu về cao su tự nhiên - một loại vật liệu đáp ứng "tiêu chuẩn kép": vừa bảo vệ môi trường, tránh phát thải CO2, vừa tạo ra những vật liệu độc đáo cho kỹ thuật và đời sống.
rừng cây cao su
Rừng cây cao su

Cao su tự nhiên là gì? Đây là một polymer có nguồn gốc tự nhiên, hứa hẹn thay thế các sản phẩm dầu mỏ. Polymer này gồm các mắt xích cis-isoprene (C5H8) với khối lượng lên đến hàng triệu amu. Cao su tự nhiên nổi bật với tính đàn hồi tuyệt vời, khả năng cách điện, không thấm khí và nước. Đặc biệt, đây là polymer duy nhất đáp ứng tiêu chuẩn làm vật liệu chống rung cho các tòa nhà cao tầng và lốp máy bay.

Khai thác mủ cao su từ cây

Tuy nhiên, cao su tự nhiên không chỉ dừng lại ở những ứng dụng đó. Thông qua biến tính hóa học, cao su tự nhiên có thể tạo ra vô số loại vật liệu với tính năng độc đáo. Từ lớp phủ tự lành, vật liệu dẫn điện cho cảm biến, vật liệu hấp thụ sóng radar cho vỏ bọc máy bay tàng hình, đến vật liệu hấp thụ nước trong y sinh, và vật liệu hấp phụ kim loại nặng để xử lý ô nhiễm môi trường. Tiềm năng ứng dụng của cao su tự nhiên là vô cùng lớn.

Cấu trúc phân từ cao su trong mủ

Tại Khoa Hóa Học thuộc Trường Hóa và Khoa học Sự sống, một nhóm các thầy cô và sinh viên đang miệt mài nghiên cứu để phát triển những tính năng mới của cao su tự nhiên. Chúng tôi mong rằng các em sẽ cùng chúng tôi khám phá và đóng góp vào những nghiên cứu đầy hứa hẹn này.
 

Hợp tác trao đổi giữa các cán bộ và sinh viên viên khoa Hoá học và khoa Công nghệ vật liệu (Học viện công nghệ Nara Nhật Bản) trong khuôn khổ một đề tài hợp tác về cao su

Tác giả: PGS. Nguyễn Thu Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây