Phát triển công nghệ sản xuất protein làm thức ăn chăn nuôi như đậu, ngô, và các nguồn cacbon khác hiện là hướng ưu tiên tại Nga và Châu Âu. Bên cạnh đó, việc tận dụng phế phụ phẩm từ chế biến sinh khối nêu trên để sản xuất các sản phẩm sinh học và vật liệu nano, thu hút sự quan tâm của Chính phủ và các doanh nghiệp, hướng tới sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sinh khối và kinh tế tuần hoàn.
Trong thời gian thực tế tại Việt Nam, GS. Dmitry Bogdanovich Prosvirnikov và GS. Denis Vladimirovich Tuntsev cũng đã tham gia một số nghiên cứu, thực nghiệm chế tạo nanocellulose và lên men nấm men tại Trường Hóa và Khoa học sự sống, trao đổi với Lãnh đạo của Trường, của Khoa Kỹ thuật Hóa học và các nhóm chuyên môn về khả năng hợp tác nghiên cứu trong tương lai, trong bối cảnh tăng cường hợp tác về KHCN giữa LB Nga và Việt Nam trong những năm tới.
Sự có mặt các Giáo sư tới từ KNRTU tại ĐHBK Hà Nội là một trong những hoạt động cho thấy vai trò quan trọng của Đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cũng cố mối quan hệ hợp tác giữa hai Đại học. Trao đổi với các nhà khoa học Nga trong buổi tổng kết và trao chứng nhận hoàn thành chương trình postdoc, PGS.TS.Nguyễn Hồng Liên - Phó Hiệu trưởng và PGS.TS. Đặng Trung Dũng - Trưởng Khoa Kỹ thuật Hóa học, đã đánh giá cao sự quan tâm của các nhà khoa học Nga đối với các lĩnh vực nghiên cứu của Trường Hóa và Khoa học sự sống, mong muốn thúc đẩy hợp tác giữa các bên trong trao đổi học thuật giữa các nhóm nghiên cứu, trao đổi sinh viên, tham gia các hội khoa học và thực hiện các dự án nghiên cứu chung.
Tác giả: Trường Hóa và Khoa học sự sống