TÁI SỬ DỤNG NƯỚC – THỜI CƠ VÀNG CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

Thứ hai - 01/07/2024 06:00
Ngày 01/07/2024, Luật Tài nguyên nước sửa đổi (Số 28/2023/QH15 được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, ngày 27/11/2023 thay thế Luật Tài nguyên nước năm 2012) bắt đầu có hiệu lực. Luật Tài nguyên nước có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực tài nguyên nước, góp phần quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước một cách hiệu quả, bền vững, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
TÁI SỬ DỤNG NƯỚC – THỜI CƠ VÀNG CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
Luật năm 2023 bao gồm 10 chương và 86 điều quy định về quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra. Luật đã đánh dấu một bước tiến lớn về tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị tài nguyên nước nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là bảo đảm chất lượng môi trường sống, quyền tiếp cận nước của người dân, đảm bảo an ninh nguồn nước và bảo vệ, phục hồi, phát triển tài nguyên nước.
Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Tài nguyên nước tại Ủy ban thường vụ quốc hội
Luật đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước thông qua 4 nhóm chính sách quan trọng: Bảo đảm an ninh nguồn nước; Xã hội hóa ngành nước; Kinh tế tài nguyên nước và Bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra. Một trong những nội dung quan trọng được bổ sung trong Luật năm 2023 là bổ sung thêm một số quy định về tuần hoàn, tái sử dụng nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí, bảo vệ nguồn nước trong các hoạt động khai thác, sử dụng nước.
Đây là một trong những thay đổi có tính chất bước ngoặt từ tiếp cận chủ yếu là phòng, chống tác hại do nước gây ra tập trung vào lũ lụt, Luật TNN năm 2023 thay đổi nhằm mục đích đảm bảo an ninh nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Ý kiến trao đổi tại quốc hội đã nhấn mạnh: trước thực trạng nguồn nước đang suy thoái nặng nề, Luật lần này cần bổ sung thêm khái niệm về phục hồi và bảo vệ tài nguyên nước với trọng tâm là phục hồi tài nguyên nước và bỏ sung quy định tuần hoàn nước để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước.
Tái sử dụng nước, tiết kiệm tài nguyên (Eratech)
Đại học Bách khoa Hà nội là đơn vị tiên phong trong các nghiên cứu về tuần hoàn, tái sử dụng nước và có đóng góp tích cực góp phần vào những thay đổi trong quá trình chỉnh sửa Luật. Từ các nghiên cứu phòng thí nghiệm đến các mô hình trình diễn hiệu quả tại các doanh nghiệp. Từ những trao đổi tại hội thảo khoa học đến các góp ý chuyên gia trong quá trình sửa đổi hoàn thiện Luật trước khi ban hành.
PGS, TS. Đỗ Khắc Uẩn phổ biến các kết quả nghiên cứu thực tế về tái sử dụng nước
Chương trình đào tạo Kỹ thuật môi trường (EV1) - Trường Hóa và Khoa học Sự sống, Đại học Bách khoa Hà Nội trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng nghiên cứu, phát triển công nghệ tiên tiến cho xử lý nước thải, tái sử dụng nước; xử lý nước biển thành nước ngọt; thu gom, xử lý và sử dụng nước mưa…
Chương trình đào tạo Quản lý Tài nguyên và Môi trường (EV2) - Trường Hóa và Khoa học Sự sống, Đại học Bách khoa Hà Nội trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng nghiên cứu, phát triển giải pháp quản lý tài nguyên nước, phát triển các công cụ hỗ trợ chính sách quản lý môi trường nước hiệu quả.
Thời cơ vàng cho sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường và Quản lý TN&MT trong việc nghiên cứu, phát triển công nghệ môi trường phục vụ cuộc sống!
Sinh viên Kỹ thuật Môi trường EV1 tham gia triển khai nghiên cứu công nghệ tái sử dụng nước trực tiếp tại doanh nghiệp và đã đạt giải tại cuộc thi SV Nghiên cứu Khoa học cấp trường năm học 2021 - 2022
Sinh viên ngành Môi trường (EV1, EV2) được tham quan thực tế các mô hình xử lý nước thải, tuần hoàn nước sử dụng cây xanh để lưu trữ Cacbon
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây