TẠI SAO PHẢI TIÊN VACCINE CÚM HÀNG NĂM?

Thứ bảy - 12/04/2025 20:49
“Năm 1918, đại dịch cúm Tây Ban Nha giết chết 50 triệu người. Một thế kỷ sau, dù y học tiến bộ, WHO ước tính hàng năm cúm vẫn gây ra 3-5 triệu ca bệnh nặng. Virus cúm có khả năng biến chủng nhanh tuy Bộ Y Tế cho biết hiện tại không ghi nhận thay đổi về độc lực. Vậy tại sao chúng ta phải tiêm vaccine cúm mỗi năm?”
TẠI SAO CẦN TIÊM
TẠI SAO CẦN TIÊM



1.Giới thiệu về bệnh cúm

Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm hô hấp cấp tính do virus cúm (Influenza virus) gây ra,  khả năng lây lan nhanh và thường bùng phát thành dịch theo mùa. Bệnh nhẹ có thể bị sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ thể và mệt mỏi; nặng có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí tử vong. Đặc biệt trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền (tiểu đường, bệnh tim mạch) có nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, tiêm vaccine phòng cúm hàng năm là một trong những biện pháp tốtnhất. Tuy nhiên vaccine phòng bệnh không duy trì hiệu quả bảo vệ sức khỏe chúng ta trong nhiều năm. Một câu hỏi được đặt ra là
“Tại sao cần tiêm vaccine cúm hàng năm?”


          Hình ảnh minh họa về Virus cúm - Hệ thống Y tế Thu Cúc



 


2.Chủng virus liên tục biến đổi

a) Đặc điểm của virus cúm

Virus cúm thuộc nhóm virus RNA (Axit ribonucleic), tốc độ đột biến nhanh, làm cho hệ miễn dịch của con người khó nhận diện và tiêu diệt.

Điều quan trọng làm virus cúm thay đổi là do cơ chế hoạt động của chúng. Đầu tiên là “trôi” kháng nguyên (Antigenic Drift) - virus cúm sử dụng enzyme RNA polymerase không có khả năng sửa lỗi tạo ra đột biến và làm thay đổi các protein bề mặt của virus khiến hệ miễn dịch cơ thể khó nhận diện. Thứ hai là “thay đổi” kháng nguyên (Antigenic Shift) - là sự biến đổi khi hai chủng virus cúm kết hợp (tái tổ hợp) với nhau, tạo ra một chủng virus hoàn toàn mới với điều kiện khi 2 chủng cúm khác nhau cùng lây nhiễm 1 tế bào (như cúm người và cúm gia cầm).


              Wikimedia Commons - Sự khác biệt giữa Antigenic Drift và Antigenic Shift

 


b) Tác động của sự biến đổi đến hiệu quả của vaccine

Do virus cúm biến chủng liên tục nên vaccine của năm trước có thể không còn hiệu quả với chủng virus trong năm nay. Từ đó mà các chuyên gia, các nhà khoa học phải nghiên cứu, cập nhật vaccine hàng năm để phù hợp với chủng virus mới nhất.


 

3.Cách dự đoán chủng virus cúm cho vaccine hàng năm của các nhà khoa học

Theo hệ thống giám sát toàn cầu của WHO, virus cúm trên toàn cầu được giám sát thông qua mạng lưới 144 trung tâm tại 114 nước. Dữ liệu từ các bệnh nhân nhiễm cúm được thu thập (khoảng 500.000 mẫu/ năm), phân tích và đánh giá để dự đoán những chủng virus có khả năng bùng phát. Từ bệnh viện gửi mẫu dịch họng → Trung tâm xác định chủng → Gửi đến 5 phòng thí nghiệm (Anh, Mỹ, Úc, Trung Quốc, Nhật). Dựa theo kết quả phân tích, WHO đưa ra khuyến nghị về thành phần của vaccine cúm mỗi năm. Quá trình sản xuất vaccine phải diễn ra nhanh chóng, đảm bảo kịp thời cho mùa cúm mới.

Với sự bùng nổ của công nghệ thì mô hình AI hiện nay cũng được đưa vào để chuẩn đoán hướng biến đổi của các chủng. Dù rằng kết quả chỉ mang tính tương đối chính xác nhưng đây vẫn là một mô hình tiềm năng, cần phát triển hơn để khai phá những lợi ích của nó mang lại trong việc dự đoán chủng virus cúm.


4.Vaccine năm nay có còn hiệu quả cho năm sau không?

Dù virus cúm biến đổi không nhiều nhưng hiệu quả của vaccine bảo vệ cơ thể sẽ giảm theo thời gian. Theo các nhà khoa học nghiên cứu thì vaccine có mức kháng thể đạt đỉnh trong khoảng 2 tuần, giảm dần ở thời gian dài từ 6 - 12 tháng. Việc tiêm hàng năm là cần thiết bởi hệ miễn dịch dần sẽ mất khả năng nhận diện và tiêu diệt virus hiệu quả.

Vaccine chỉ đạt hiệu quả tương đối khoảng 40 - 60% nhưng nó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, nhập viện và những biến chứng nghiêm trọng sau này. Là người trẻ, khỏe mạnh cũng cần tiêm vì họ vẫn có thể mắc cúm nặng và lây bệnh cho người khác. Người đã tiêm phòng khi bị nhiễm bệnh thường có triệu chứng nhẹ hơn người không được tiêm.

          Tiêm vaccine là cách phòng ngừa cúm hiệu quả - Bộ Y Tế

 


5.Hiệu quả của Vaccine cúm và kết luận

Tiêm vaccine giúp giảm nguy cơ mắc cúm từ 40-60% tùy vào mức độ phù hợp của vaccine với chủng virus. Người trẻ, khỏe mạnh với khả năng miễn dịch tốt, khi tiêm sẽ đạt hiệu quả cao. Việc này làm giảm 82% nguy cơ nhập viện do biến chứng cúm ở trẻ em; giảm nguy cơ tử vong do cúm 50 - 60% ở người cao tuổi. Phụ nữ mang thai tiêm phòng sẽ bảo vệ cả mẹ và bé, giảm tỉ lệ sinh non xuống mức thấp. Nếu vaccine phù hợp với chủng đang lưu hành, hiệu quả có thể đạt 60% hoặc cao hơn. Trường hợp không khớp chủng, hiệu quả giảm nhưng vẫn giúp giảm mức độ nặng của bệnh.

Vaccine cúm là biện pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nặng. Virus cúm biến đổi nhanh, khiến vaccine phải được cập nhật hàng năm để đảm bảo hiệu quả bảo vệ. Hiệu quả của vaccine giảm dần theo thời gian, do đó tiêm nhắc lại hàng năm là cần thiết. WHO, CDC và các tổ chức y tế trên thế giới đều khuyến cáo tiêm phòng cúm hàng năm, đặc biệt đối với những nhóm nguy cơ cao.

 

Nguồn tài liệu tham khảo:
1. Dịch thuật: “WHO” - Tổ chức Y tế Thế giới
2. Số ca mắc cúm gia tăng, chưa ghi nhận virus thay đổi về độc lực
3. Vì sao bệnh cúm A nguy hiểm, vaccine phòng bệnh có hiệu quả không? - Tin tổng hợp - Cổng thông tin Bộ Y tế
4. File:Differences-Between-Antigenic-Shift-and-Antigenic-Drift.webp - Wikimedia Commons
5. Tổng quan về cúm A và cúm B - TCI Hospital


 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây