CẢM CÚM NÊN ĂN GÌ?

Thứ hai - 21/04/2025 17:58
Khi bị cảm cúm, cơ thể chúng ta thường mệt mỏi, suy nhược và cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý để nhanh chóng hồi phục. Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu như sốt, ho, đau họng hay nghẹt mũi. Vậy chúng ta cần ăn những loại thực phẩm nào khi bị cảm cúm? Hãy cùng tìm hiểu để có chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp cơ thể chống lại virus và mau khỏe lại nha.
TẠI SAO CẦN TIÊM (4)
TẠI SAO CẦN TIÊM (4)
  1. Nước lọc

Khi bị cảm cúm, cơ thể thường sẽ mất nhiều nước hơn do sốt, đổ mồ hôi hay ho. Việc uống nước giúp các cơ quan hoạt động bình thường và duy trì độ ẩm trong các niêm mạc hô hấp, từ đó các triệu chứng như khô họng, khó thở và ho khan cũng giảm thiểu.

Uống đủ nước có thể giúp loại bỏ các chất độc từ cơ thể thông qua quá trình tiểu tiện. Người bị cảm cúm nên uống khoảng 8-10 ly (2-2,5 lít) nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc thì nước trái cây, nước ép rau củ hay súp,... cũng là cách để bổ sung nước cho cơ thể bạn.[1]

2. Các loại thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là vi chất mà cơ thể rất cần để các tế bào miễn dịch có thể hoạt động tốt. Khi bị cúm, việc tăng cường bổ sung các loại thủy hải sản có vỏ giàu kẽm như thịt, cá, tôm, sò, hàu, trứng, sữa,… là cần thiết, vì đây là thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch, sức khỏe sớm phục hồi, duy trì vị giác và khứu giác, nâng cao thể trạng. Kẽm tham gia vào hoạt động của hàng trăm enzyme chuyển hóa trong cơ thể, nếu thiếu kẽm thì rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp, đường tiêu hóa do sức đề kháng bị suy giảm.[2]

3. Vitamin C

Đây là một chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể, đóng vai trò tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch. Khi sức khỏe của bạn không tốt, chẳng hạn như bạn đang bị cảm cúm, bổ sung vitamin C luôn là điều cần thiết.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vitamin C được hấp thụ từ thực phẩm sẽ hiệu quả hơn so với lượng vitamin C đến từ chất bổ sung. Trái cây là nguồn thực phẩm giàu vitamin C nhất, bao gồm:

  • Dâu tây

  • Cà chua

  • Trái cây họ cam quýt như chanh, bưởi, cam…[3]

4. Gừng và tỏi – “Kháng sinh tự nhiên”

  • Gừng có đặc tính kháng viêm, giúp giảm buồn nôn, làm ấm cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa. Bạn có thể pha trà gừng với mật ong để uống khi bị cảm.[4]
     

  • Tỏi chứa allicin, một hợp chất giúp tăng cường miễn dịch và có khả năng kháng khuẩn mạnh. Thêm tỏi vào bữa ăn hoặc ăn sống sẽ giúp giảm triệu chứng cảm cúm.[5]

5. Rau xanh

Bông cải xanh được đánh giá là một "siêu thực phẩm" đem lại hàm lượng vitamin C, vitamin E dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngoài ra bông cải xanh còn giúp bổ sung canxichất xơ.

Cải bó xôi, cải xoăn và các loại rau xanh khác ngoài tác dụng tăng cường hệ miễn dịch còn là nguồn cung cấp giàu vitamin A, vitamin C, vitamin E và vitamin K. Bạn cũng có thể thêm rau xanh vào cùng sinh tố trái cây hoặc ăn sống cùng với dầu ô liu. [6]

Việc chăm sóc cơ thể khi bị cảm cúm không chỉ dừng lại ở việc lựa chọn thực phẩm phù hợp mà còn cần kết hợp với lối sống lành mạnh như nghỉ ngơi đầy đủ, giữ ấm cơ thể và duy trì tâm lý thoải mái. Ngoài ra, phòng ngừa cảm cúm bằng cách ăn uống đủ chất, tập luyện thể dục thường xuyên và giữ vệ sinh cá nhân cũng rất quan trọng. Bằng cách kết hợp dinh dưỡng hợp lý với các biện pháp chăm sóc sức khỏe, chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc bệnh và nhanh chóng hồi phục sau khi bị cảm cúm.


Tài liệu tham khảo:

[1]: Người bị cảm cúm nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi?

[2],[4],[6]:  Bị cảm cúm ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi? 6 loại thực phẩm trị cúm

[3]: Cảm cúm nên ăn gì? Top 10 món ăn giúp giải cảm nhanh

[5]: Người bị cảm cúm nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây