1. Thông tin chung
Tiền thân là Bộ môn Vô cơ Silicat được thành lập năm 1962. Trải qua nhiều biến đổi về mặt tổ chức trong các thời kỳ, Bộ môn có các tên gọi khác nhau: Bộ môn Vô cơ - Silicat – Điện hóa, Khoa kỹ thuật Vô cơ - Điện hóa - Môi trường, Bộ môn Vô cơ- Phân bón, Bộ môn công nghệ vô cơ và in, Bộ môn Công nghệ các chất vô cơ. Từ năm 2023, với sự sát nhập các đơn vị: Viện Kỹ thuật hóa học, Viện Công nghệ Sinh học & Công nghệ Thực phẩm, Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Viện Nghiên cứu và Phát triển ứng dụng các hợp chất thiên nhiên thành Trường Hóa và Khoa học Sự sống thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ môn chuyển đổi mô hình sang Nhóm chuyên môn với tên gọi “Nhóm chuyên môn Công nghệ vô cơ và Dinh dưỡng cây trồng”.
Nhóm chuyên môn thực hiện đào tạo chuyên sâu các lĩnh vực: sản xuất phân bón cho nông nghiệp; sản xuất các loại muối khoáng dùng cho người, động và thực vật; sản xuất các loại hóa chất cơ bản; tổng hợp vật liệu vô cơ; chế biến khoáng sản; xử lý môi trường. Ngoài nhiệm vụ đào tạo, Nhóm chuyên môn còn thực hiện các nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng; nghiên cứu ứng dụng và sản xuất thử nghiệm; chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Nhóm chuyên môn hợp tác với nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động đào tạo và nghiên cứu.
Khoa Vô cơ – Điện Hóa – Môi trường (1991) và Bộ môn Công nghệ Các chất Vô cơ (2015)
2. Kiến thức trang bị cho sinh viên
2.1 Sản xuất phân bón: Công nghệ và kỹ thuật sản xuất Phân Đạm, Phân Lân, Phân phức hợp MAP và DAP, Phân hỗn hợp NPK, Phân bón đặc chủng cho cây nông nghiệp và công nghiệp, Phân bón đa nguyên tố, Phân bón vi lượng, Phân bón lá, Phân thủy canh. Kỹ thuật phân tích thành phần và tính chất của phân bón, quản lý và kiểm soát chất lượng phân bón.
2.2 Sản xuất khoáng chất: Công nghệ và kỹ thuật sản xuất các khoáng chất như quá trình hòa tách, kết tinh, kết tủa, tách và làm sạch… nhằm thu được các khoáng chất từ các nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp dùng cho công nghiệp, nông nghiệp và đời sống.
2.3 Sản xuất hóa chất cơ bản: Công nghệ và kỹ thuật sản xuất các hóa chất cơ bản như các loại axit vô cơ, các chất kiềm/hydroxit vô cơ, các loại muối vô cơ, khí công nghiệp, hóa chất xử lý nước… dùng cho công nghiệp, nông nghiệp, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, xử lý môi trường.
2.4 Chế biến khoáng sản: Công nghệ và kỹ thuật chế biến các loại quặng (khoáng sản vô cơ) thành kim loại hoặc các hợp chất của chúng.
2.5 Tổng hợp vật liệu vô cơ: Vật liệu màng phủ vô cơ chịu nhiệt, chống cháy, chịu ăn mòn, chịu mài mòn; vật liệu cách âm, cách nhiệt; vật liệu phát quang và phản quang; vật liệu ceramic tiên tiến; vật liệu xúc tác, hấp phụ; chất kết dính vô cơ chịu nhiệt; chất màu vô cơ,…
2.6 Xử lý môi trường: Xử lý khí thải, nước thải và các chất thải rắn trong công nghiệp, nông nghiệp và đời sống.
Sinh viên chuyên ngành thực tập tại Tổng Công ty phân bón và Hóa chất Dầu khí
(Vũng Tàu – 2024) và Công ty cổ phẩn DAP-VINACHEM (Lào Cai-2022)
3. Cơ hội học bổng, du học
- Học bổng khuyến khích học tập của Đại học và các tổ chức;
- Học bổng từ các doanh nghiệp sản xuất Phân bón, Hóa chất thuộc: Tập đoàn Dầu khí (PVN), Tập đoàn Hóa chất (Vinachem), Công ty CP thiết kế công nghiệp hóa chất (CECO).
- Học bổng từ các doanh nghiệp sản xuất Hóa chất cơ bản và Chế biến khoáng sản thuộc Tập đoàn Than khoáng sản (TKV), Hóa chất Đức Giang (DGC), Hóa chất Vietchem…
- Học bổng thực tập, học bổng thạc sĩ, học bổng nghiên cứu sinh từ các trường đại học ở các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Úc, Mỹ, Canada… do các thầy cô Nhóm chuyên môn và Cựu sinh viên giới thiệu.
4. Các vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
- Vận hành các dây chuyền sản xuất: dây chuyền sản xuất phân bón, sản xuất hóa chất cơ bản, sản xuất khí công nghiệp, chế biến khoáng sản, sản xuất sơn và bột màu, xử lý nước và chất thải…
- Thiết kế, giám sát thi công: các dây chuyền sản xuất phân bón, sản xuất hóa chất cơ bản, sản xuất khí công nghiệp, chế biến khoáng sản, sản xuất sơn và bột màu, xử lý nước, xử lý chất thải...
- Kỹ thuật viên, chuyên viên phòng phân tích, kiểm nghiệm: phân tích nguyên liệu và sản phẩm phân bón, hóa chất cơ bản, các loại quặng, hàng hóa xuất nhập khẩu, sơn và bột màu, khí công nghiệp…
- Nhân viên phát triển thị trường: các sản phẩm phân bón, hóa chất cơ bản, hóa chất xử lý nước và môi trường, sơn và bột màu, khí công nghiệp…
- Giảng viên các trường đại học, cao đẳng: giảng dạy các môn học liên quan đến chuyên ngành được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng.
- Cán bộ quản lý tại các cơ quan nhà nước: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường...
Sinh viên chuyên ngành tại lễ bảo vệ tốt nghiệp năm 2023
5. Một số đơn vị tuyển dụng quen thuộc
- Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang
- Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
- Công ty CP Hóa chất Việt Trì
- Công ty CP XNK Hóa chất và thiết bị Kim Ngưu
- Công ty Cổ phần DAP số 2 – Vinachem
- Công ty TNHH MTV DAP – Vinachem
- Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
- Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình
- Nhà máy Đạm Phú Mỹ
- Nhà máy Đạm Cà Mau
- Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển
- Công ty CP Phân lân Ninh Bình
- Công ty Phân bón Việt Nhật
- Công ty CP Phân bón Bình Điền
- Phân bón Tiến Nông
- Công ty CP Hóa chất cơ bản Miền Nam
- Nhà máy Soda Chu Lai
- Nhà máy Alumin Nhân Cơ
- Nhà máy Alumin Tân Rai
- Tổng Công ty công nghiệp Hóa chất mỏ
- Nhà máy Nitrat Amon Thái Bình
- Các nhà máy Z117, Z121, Z111,..
- Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam
- Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
- Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
- Viện Hóa học Vật liệu – Viện KH&CN Quân Sự
- Viện Công nghệ xạ hiếm
- Công ty CP Thiết kế công nghiệp hóa chất (CECO)
- Cục Hóa chất Bộ Công Thương
- Các doanh nghiệp sản xuất bột màu, gốm sứ, tráng phủ men
- Các doanh nghiệp sản xuất sơn, thi công sơn, kinh doanh sơn
- Các doanh nghiệp kinh doanh phân bón, hóa chất, thiết bị
- Các doanh nghiệp sản xuất xà phòng và các chất tẩy rửa
- Các doanh nghiệp sản xuất khí công nghiệp, khí hóa lỏng/rắn
6. Mạng lưới cựu sinh viên
Mạng lưới cựu sinh viên rộng khắp trong và ngoài nước, một số cựu sinh viên tiêu biểu:
- PGS. TS La Thế Vinh, Phó Hiệu trưởng trường Hóa và Khoa học sự sống, ĐHBK Hà Nội
- Ông Vũ Hùng Việt, Giám đốc Nhà máy Amoni Nitrat Thái Bình
- Ông Bùi Hồng Quang, Tổng GĐ Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin
- Ông Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Hóa học công nghiệp, Bộ Công Thương
- Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Công ty cổ phẩn DAP số 2-VINACHEM, ủy viên hội đồng thành viên Tập đoàn hóa chất Việt Nam
- Ông Nguyễn Chí Thanh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Da – Giầy, Bộ Công Thương
- TS. Nguyễn Nguyên Ngọc, giảng viên trường Đại học Queensland (Úc)
7. Dịch vụ Khoa học kỹ thuật và Sản phẩm thương mại
+ Phân tích mẫu: Phân tích các loại mẫu quặng, phân bón và các muối khoáng vô cơ, cấu trúc và đặc điểm của vật liệu vô cơ/các hợp chất vô cơ.
+ Tư vấn công nghệ: Tư vấn giải pháp trong công nghệ trong chế biến khoáng sản, sản xuất phân bón vô cơ, tách và làm sạch trong sản xuất hóa chất, sản xuất các hợp chất vô cơ cơ bản, màng phủ vô cơ, chất màu vô cơ, vật liệu vô cơ, xử lý môi trường
+ Sản phẩm thương mại: Sơn vô cơ chịu nhiệt; Sơn vô cơ chống cháy; Chất màu vô cơ; Bột oxit nhôm tinh khiết, Gốm cao nhôm cao cấp, Chất kết dính vô cơ chịu nhiệt; Chất tẩy rửa.
+ Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
Nhóm chuyên môn có khả năng nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực: vật liệu vô cơ; công nghệ sản xuất các chất vô cơ; công nghệ sản xuất các loại phân bón vô cơ; chế biến khoáng sản; xử lý môi trường.
Trao đổi và hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước