Trường Hóa và Khoa học Sự sốnghttp://scls.hust.edu.vn/uploads/scls/logo-dhbk-1-02_130_191.png
Thứ hai - 08/01/2024 20:37
1. Giới thiệu chung Nhóm Chuyên môn công nghệ Hóa dầu và khí được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai đơn vị: Bộ môn Công nghệ Hữu cơ – Hóa dầu và Phòng thí nghiệm Công nghệ Lọc hóa dầu và Vật liệu xúc tác.
Bộ môn Công nghệ Hữu cơ được thành lập từ ngày thành lập trường 15/10/1956. Trải qua nhiều thời kỳ sát nhập và phân tách, cho đến nay bộ môn CN Hữu cơ – hoá dầu vẫn là cơ sở lớn nhất tại Việt Nam về đào tạo cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ ngành công nghệ Hữu cơ – hoá dầu, và là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực tổng hợp hữu cơ, hóa dầu – chế biến khí, xăng dầu và năng lượng cho cả nước.
Hiện nay bộ môn có quan hệ hợp tác toàn diện với Tập đoàn dầu khí Quốc gia (PetroVietnam), Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), các viện nghiên cứu như: Viện Hoá học công nghiệp Việt Nam, Viện Hoá học thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, các trường đại học trong nước và trên thế giới như: ĐH Gent, Namur (Bỉ), ĐH kỹ thuật Vienna (Áo), ĐH Trento (Ý), Hiệp hội Dầu Khí Hàn Quốc… Từ năm 2008 - 2013, hàng năm Hiệp hội các giáo sư thuộc tập đoàn Dầu khí TOTAL (Pháp) cử giáo viên sang đào tạo các khoá học ngắn hạn về lọc – hoá dầu cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh ngành công nghệ tổng hợp hữu cơ – hoá dầu.
Nhân sự của Nhóm Chuyên môn:
1
GS.TS Lê Minh Thắng
2
PGS.TS Nguyễn Hồng Liên
3
PGS.TS Phạm Thanh Huyền
4
PGS.TS Đào Quốc Tùy
5
PGS.TS Văn Đinh Sơn Thọ
6
PGS.TS Phan Thị Tố Nga
7
TS. Nguyễn Anh Vũ
8
TS. Nguyễn Hàn Long
9
TS. Chu Thị Hải Nam
10
TS. Nguyễn Thị Hà Hạnh
11
ThS.NCS Nguyễn Tiến Thành
Các hướng nghiên cứu chính của nhóm Chuyên môn: + Nghiên cứu tổng hợp các loại vật liệu xúc tác cho phản ứng tổng hợp hữu cơ – hóa dầu. + Nghiên cứu động học, cơ chế các phản ứng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm lọc hóa dầu. + Nghiên cứu tổng hợp – chuyển hóa các nguyên liệu thành nhiên liệu sạch (bio-fuel). + Nghiên cứu chuyển hóa nhiên liệu rắn, phế thải nông nghiệp thành tiền chất cho điều chế nhiên liệu thế hệ mới. + Nghiên cứu chuyển hóa, tích trữ CO2 thành các sản phẩm có giá trị về kinh tế, năng lượng, nhằm mục tiêu giảm phát thải CO2. + Nghiên cứu các phương pháp thay thế và loại trừ nguyên liệu truyền thống như than đá và dầu mỏ bằng các nguyên liệu thân thiện môi trường cho các quá trình chế biến, sử dụng các sản phẩm hóa dầu. Sinh viên theo học ngành Công nghệ Hóa dầu và Khí có cơ hội được nhận học bổng từ nhiều nguồn khác nhau như: Học bổng Cựu sinh viên; Học bổng Doanh nghiệp… Được thực tập, nhận học bổng thực tập tại các nhà máy lớn, công nhệ tiên tiến nhất nhiện nay như: Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (BSR); Nhà máy lọc dầu Nghi sơn (NSRP); Nhà máy Đạm Phú Mỹ; Nhà máy Đạm Cà Mau; Các nhà máy thuộc Tổng công ty Khí Viêt nam (PVGas); Các nhà máy thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt nam (Petrolimex)…
Lãnh đạo bộ môn qua các thời kỳ:
TT
Thời kỳ
Trưởng Bộ môn
1
1956 - 1964
GV. Đặng Văn Luyến
2
1964 – 1967
GS. TS. Đào Văn Tường
3
1967 – 1972
PGS. TS. Trần Công Khanh
4
1973 - 1977
GS. TS. Đào Văn Tường
5
1977 - 1985
PGS. TS. Trần Công Khanh
6
1986 - 2003
GS. TS. Đào Văn Tường
7
2003 - 2008
PGS. TS. Nguyễn Hữu Trịnh
8
2008 - 2018
PGS. TS. Đào Quốc Tùy
9
2019 - 2024
PGS. TS. Nguyễn Hồng Liên
Thành tích Tập thể Bộ môn trong quá trình hoạt động đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu như Bằng khen các cấp, tập thể lao động xuất sắc các cấp. Nhiều cán bộ của Bộ môn đã đạt được các danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Huân chương lao động (PGS. Trần Công Khanh và GS. Đào Văn Tường), Bằng khen các cấp, Chiến sỹ thi đua các cấp.