NCM Quản lý Chất lượng

Thứ hai - 08/01/2024 20:46
NCM Quản lý Chất lượng được hình thành trên cơ sở các chuyên ngành đã được xây dựng ngay từ những năm đầu tiên thành lập trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
 
z5225731512083 dc6f59832b30531f8c796a4fae8b1550
Các thầy cô NCM Quản lý chất lượng
Lịch sử của nhóm chuyên môn

Nhóm chuyên môn Quản lý Chất lượng được hình thành trên cơ sở các chuyên ngành đã được xây dựng ngay từ những năm đầu tiên thành lập trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Các giáo trình đầu tiên hầu hết do các Thầy cô tốt nghiệp khoá 1 và khoá 2 biên soạn và giảng dạy.

1956-1966:        Ban đầu chỉ là các nhóm chuyên ngành công nghệ thuộc bộ môn Kỹ thuật Thực phẩm
1967-1977:        Thành lập bộ môn Công nghệ cây Nhiệt đới thuộc trường Đại học Công nghiệp nhẹ Việt trì
1977-2003:        Trường Đại học Công nghiệp nhẹ Việt Trì sát nhập vào Đại học Bách Khoa Hà Nội và Bộ môn Cây nhiệt đới vẫn được duy trì với những chuyên ngành công nghệ sản xuất đường, chè cà phê – thuốc lá, dầu thực vật, tinh dầu, các Thầy Cô có tên tuổi trong lĩnh vực là PGS. Nguyễn Ngộ, PGS. Nguyễn Năng Vinh, PGS. Lê Bạch Tuyết,…
2003:                Thành lập Bộ môn Quản lý Chất lượng và Thực phẩm Nhiệt đới thuộc Viện Công nghệ Sinh học & Công nghệ Thực phẩm với sự mở rộng định hướng giảng dạy và nghiên cứu khoa học sang Quản lý chất lượng trong công nghệ thực phẩm dưới sự dẫn dắt của GS. Hà Duyên Tư.
2010:                Bộ môn Quản lý Chất lượng và Thực phẩm Nhiệt đới được đổi tên thành Bộ môn Quản lý Chất lượng
12/2023:            Nhóm chuyên môn Quản lý Chất lượng

1. Giới thiệu chung

Nhóm chuyên môn Quản lý Chất lượng được thành lập từ tháng 12 năm 2023 trên cơ sở trước đó là Bộ môn Quản lý chất lượng với mục tiêu: xây dựng và mở rộng “Quản lý chất lượng” trong hai lĩnh vực: Kỹ thuật Thực phẩm và Kỹ thuật Sinh học, với 3 mảng chuyên môn chính: Khoa học Chất lượng, Phân tích Chất lượng và Hệ thống Chất lượng.
Đội ngũ giảng viên và cán bộ của Nhóm chuyên môn Quản lý chất lượng hiện tại bao gồm 8 thành viên bao gồm 3 Phó giáo sư - Tiến sĩ, 2 Tiến sĩ và 3 Thạc sĩ. Đây là các giảng viên và cán bộ được đào tạo bài bản trong nước và tại các nước có nền khoa học công nghệ phát triển như Nhật Bản, Bỉ, Áo, Bungari, Pháp và có trình độ chuyên môn cao. Nhóm chuyên môn Quản lý chất lượng là một địa chỉ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tin cậy hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực quản lý chất lượng, công nghệ thực phẩm.

2. Danh sách cán bộ
1. TS. Vũ Hồng Sơn - Trưởng nhóm chuyên môn
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Tú
3. PGS. TS. Nguyễn Thị Thảo
4. PGS. TS. Cung Thị Tố Quỳnh
5. TS. Hoàng Quốc Tuấn
6. ThS. Lê Tuấn Phúc
7. ThS. Nguyễn Thị Lan Anh
8. ThS. Nguyễn Tiến Huy

3. Các môn học
I.  Hệ đào tạo Cử nhân kỹ thuật (4 năm)

            Phân tích – kiểm tra chất lượng thực phẩm
            Hệ thống Quản lý – đảm bảo chất lượng
            Đánh giá cảm quan thực phẩm
            Phân tích thành phần lý hóa thực phẩm
            Hệ thống văn bản quản lý chất lượng
            Phụ gia Thực phẩm
            Marketing Thực phẩm
            Tiêu chuẩn và quy chuẩn Thực phẩm
            Xử lý thống kê ứng dụng
            Quản lý chất lượng trong CNTP
            Hệ thống QLCL CNSH
II.  Hệ đào tạo Kỹ sư (5 năm)
            Tin học ứng dụng trong quản lý chất lượng
            Công nghệ chất thơm
            Phân tích nhanh chất lượng TP
            Kiểm định nguồn gốc thực phẩm 
            QLCL toàn diện chuỗi cung ứng TP
            Thực phẩm hữu cơ
            Thiết kế đảm bảo vệ sinh trong CNTP 
            Thực tập và Đồ án Tốt nghiệp
III.  Hệ đào tạo Thạc sĩ
            Quản lý chất lượng trong CNSH
            Thực phẩm chức năng
            Phụ gia thực phẩm
            Tối ưu hóa các quá trình trong CNSH-CNTP
            Phát triển sản phẩm
            Các tính chất cảm quan Thực phẩm
            Phân tích và xử lý số liệu
            Thiết kế và quản lý QC & QA
            Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm
IV.  Hệ đào tạo Tiến sĩ
            An toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản
            Kiểm định và truy xuất nguồn gốc thực phẩm

4. Các hướng nghiên cứu

Hàng năm, Nhóm chuyên môn tham gia chặt chẽ với các trường đại học như Học viện Nông nghiệp Việt nam, Đại học Sư phạm, Viện Đại học Mở, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh, Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh; các cơ quan nghiên cứu như Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Viện Công nghiệp Thực phẩm, Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch; các cơ quan quản lý nhà nước như Cục an toàn thực phẩm, Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Ủy ban Codex Việt nam; và các doanh nghiệp thực phẩm về lĩnh vực Quản lý Chất lượng, Nghiên cứu phát triển ứng dụng các hợp chất tự nhiên và Khoa học cảm quan:

Quản lý chất lượng
  1. Điều tra khảo sát tình trạng nhiễm một số loại thuốc trừ sâu trên một số loại rau quả
  2. Phân tích mối nguy và nguy cơ an toàn thực phẩm; phân tích mối nguy trong chuỗi sản xuất thực phẩm
  3. Xây dựng và quản lý qui trình QC/QA trong Công nghiệp thực phẩm
  4. Nghiên cứu phương pháp phân tích công cụ trong phân tích chất lượng sản phẩm thực phẩm
  5. Đánh giá việc áp dụng ISO 9000, HACCP, ISO 22000… tại các nhà máy chế biến thực phẩm: Thực trạng áp dụng ISO 22000 / HACCP / ISO 9001 tại các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm
  6. Nghiên cứu phương pháp phân tích kiểm định và truy xuất nguồn gốc thực phẩm
  7. Nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm thực phẩm, nông sản và thủy sản theo tiêu chuẩn hiện hành
  8. Nghiên cứu phương pháp phân tích nhanh chất lượng thực phẩm
  9. Ứng dụng kỹ thuật Phân tích chuỗi giá trị trong việc giảm thiểu tổn thất và mất mát trong sản xuất nông nghiệp, bảo quản và chế biến thực phẩm.
Nghiên cứu phát triển khai thác và ứng dụng các hợp chất tự nhiên
  1. Nghiên cứu công nghệ thu nhận các chất chống ôxy hóa từ thực vật (trên một đối tượng cụ thể)
  2. Nghiên cứu công nghệ thu nhận các chất chlorophyll từ cây thực vật và ứng dụng trong sản xuất thực phẩm
  3. Nghiên cứu xử lý hạt, vỏ quả chanh leo và ứng dụng trong thực phẩm
  4. Nghiên cứu thu nhận thành phần có hoạt tính sinh học từ dầu cám gạo
  5. Nghiên cứu hoạt tính sinh học và hoạt tính sinh khả dụng của một số hợp chất tự nhiên
  6. Nghiên cứu tách chiết chất màu tự nhiên từ thực vật và ứng dụng trong thực phẩm
  7. Nghiên cứu phối chế, xử lý nguyên liệu màu thực vật để tạo ra các tổ hợp chất màu mới
  8. Nghiên cứu sự biến đổi của một số loại quả nhiệt đới trong quá trình bảo quản lạnh/lạnh đông
  9. Nghiên cứu tách chiết catechin, anthocyanin từ lá chè Shan
  10. Nghiên cứu phát triển ứng dụng các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học trong thực phẩm
Khoa học cảm quan
  1. Nghiên cứu cải thiện chất lượng mùi chè đen
  2. Nghiên cứu nhóm tiền chất tạo mùi trong chè
  3. Phân tích thói quen, hành vi người tiêu dùng (sản xuất) đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm hữu cơ… và ATTP
  4. Nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc tính hóa lý và cảm quan của sản phẩm thực phẩm (trên 1 đối tượng sản phẩm cụ thể)
  5. Nghiên cứu xây dựng lexicon (bảng danh sách, định nghĩa, chất chuẩn và phương pháp đánh giá) các thuộc tính cảm quan của sản phẩm thực phẩm (trên 1 đối tượng sản phẩm cụ thể)
  6. Nghiên cứu sự khác biệt văn hóa trong lựa chọn và thị hiếu người tiêu dùng đối với sản phẩm thực phẩm.
  7. Nghiên cứu các phương pháp phân tích cảm quan nhanh ứng dụng trong Quản lý Chất lượng và Nghiên cứu Phát triển sản phẩm
  8. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp eye-tracking trong tìm hiểu tập tính của người tiêu dùng.
  9. Nghiên cứu các lỗi cảm quan của sản phẩm thực phẩm phục vụ cho công tác kiểm soát chất lượng: lỗi từ quy trình công nghệ, lỗi từ bên ngoài quy trình, bản chất hoá lý của lỗi, và cách thức kiểm soát

5. Danh sách đề tài dự án nghiên cứu do Bộ môn Công nghệ Thực phẩm chủ trì hoặc tham gia từ 2009 - nay

Đề tài KHCN cấp Nhà nước

2012: Nghiên cứu và phát triển quy trình công nghệ sản xuất gạo mầm và ứng dụng trong sản xuất đồ uống (trà gạo mầm), Đề tài tiềm năng cấp Nhà nước KC.07
2012: Khai thác hợp chất kháng vi sinh vật từ phụ phẩm nhà máy thủy sản bằng phương pháp sinh học để bảo quản thịt tươi, Đề tài tiềm năng cấp Nhà nước KC.07

Đề tài Quỹ phát triển khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia (NAFOSTED)
2012-2013: Nghiên cứu đặc tính chức năng của aminoreductone và tối ưu hóa sự tạo thành nó trong phản ứng Maillard, Nafosted

Nhiệm vụ Nghị định thư
2014-2016: Nghiên cứu công nghệ sản xuất dịch vải cô đặc và chất thơm từ nguyên liệu vải Việt Nam bằng các quá trình màng (Nghị định thư Việt Nam – Cộng hòa Áo), Bộ Khoa học và Công nghệ

Đề tài KHCN cấp Bộ
2015-2016: Nghiên cứu sự biến đổi thành phần tạo mùi trong quá trình chế biến chè đen, Cấp Bộ B2015.01.110
2014-2015: Nghiên cứu tách chiết chất màu tự nhiên tự nhiên từ thực vật và ứng dụng trong sản xuất thực phẩm chế biến từ gạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo
2013-2014: Nghiên cứu phát triển hương liệu tự nhiên giàu terpenoid từ quả họ citrus và ứng dụng trong sản xuất đồ uống, Bộ GD & ĐT
2013-2014: Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ làm chậm quá trình thoái hóa tinh bột để sản xuất một số loại bánh tươi từ nguyên liệu gạo Việt nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo
2012-2014: Nghiên cứu xây dựng mô hình mùi đặc trưng của một số loại rau gia vị truyền thống và ứng dụng trong sản xuất thực phẩm ăn liền, Bộ Giáo dục và Đào tạo
2009-2010: Nghiên cứu sử dụng phối hợp prebiotic và probiotic trong sản xuất thực phẩm chức năng, Bộ GD & ĐT
2009-2010: Thiết lập hệ thống GCO phân tích mùi đặc trưng thực phẩm, Bộ GD & ĐT

Đề tài, dự án hợp tác quốc tế:
2016-2018: ASIFOOD : Universities as key partners for the new challenges regarding food safety & quality in ASEAN, Chương trình Erasmus + - Cộng đồng châu Âu
2012-2014: Nghiên cứu giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch cây có củ - GRATITUDE (www.fp7-gratitude.eu), Chương trình khung 7 – Cộng đồng châu Âu (EU-FP7)

Đề tài KHCN cấp Trường
2015. Nghiên cứu ứng dụng H2O2 để tẩy trắng đường. Cấp trường T2015-037
2015: Nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm cho chuỗi cung ứng chè, T2015-036,
2014: Nghiên cứu thành phần polyphenol, hoạt tính chống oxi hóa và khả năng ức chế bệnh gout của rau cần tây (Apium graveolens L.) trồng ở Việt nam”.
2012: Đánh giá sự nhiễm tạp aflatoxin trong chuỗi sản xuất và cung ứng ngô trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Đề tài cấp Trường
2012: Nghiên cứu thành phần axít béo trans trong bánh qui. Cấp trường. T2012-68.
2011: Nghiên cứu xác định một số kim loại nặng trong sản phẩm thịt và đề xuất biện pháp xử lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Đề tài cấp Trường
2009: Nghiên cứu ứng dụng polyphenol chè xanh trong sản xuất thực phẩm chức năng, ĐHBK Hà Nội

Đề tài cấp Sở:
2013-2014: Nghiên cứu công nghệ sản xuất nước mía giải khát từ cây mía tím tỉnh Hòa Bình, Sở Khoa học và Công nghệ Hòa Bình
2011-2012: Nghiên cứu công nghệ tách và tinh sạch các hợp chất có hoạt tính sinh học thuộc nhóm Saponin của bã hạt cây Du trà và ứng dụng trong bảo quản thực vật, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội
2010-2011: Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất đồ uống chứa probiotic và polyphenol chè xanh, Sở KH & CN Hà Nội

6. Liên hệ
Nhóm chuyên môn Quản lý chất lượng (Phòng 207-C4)
Trường Hóa và Khoa học sự sống
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
ĐT: 04 3868 0120
Fax: 04 3868 2470
 

 

Những tin mới hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây