NCM Công nghệ Thực phẩm

Thứ hai - 08/01/2024 20:46
Nhóm chuyên môn Công nghệ Thực phẩm tiền thân là Bộ môn Công nghệ thực phẩm hình thành từ những ngày đầu cùng với Đại học Bách khoa Hà Nội.
 
Hình ảnh NCM Công nghệ Thực phẩm tham quan nhà máy Bel Bình Dương tháng 12-2022

1. Lịch sử hình thành

Văn phòng: Phòng 206b - nhà C4  
Điện thoại: (024) 3868 0118/(024) 3868 0119 
Trưởng NCM : PGS. TS. Hồ Phú Hà 

Nhóm chuyên môn Công nghệ Thực phẩm tiền thân là Bộ môn Công nghệ thực phẩm hình thành từ những ngày đầu cùng với Đại học Bách khoa Hà Nội. Trải qua nhiều lần tách nhập, năm 2010, Bộ môn Công nghệ thực phẩm được tái cơ cấu trên cơ sở sáp nhập Bộ môn Công nghệ thực phẩm - Công nghệ sau thu hoạch, Bộ môn Công nghệ các sản phẩm lên men và một số chuyên ngành của Bộ môn Quản lý chất lượng và thực phẩm nhiệt đới thuộc Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm. Từ tháng 01/2024, Nhóm chuyên môn trực thuộc khoa Kỹ thuật thực phẩm, Trường Hoá và Khoa học sư sống.
Trải qua nhiều năm phát triển gắn liền với lịch sử và sự thay đổi, phát triển của trường Đại học Bách khoa Hà nội, dù ở vị trí nào của khoa Công nghệ Thực phẩm, Khoa Hóa hay Phân hiệu Đại học Công nghiệp nhẹ, NCM Công nghệ thực phẩm luôn là nòng cốt trong đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm. 
Hiện nay, NCM Công nghệ Thực phẩm có 14 thành viên bao gồm 5 Phó giáo sư - Tiến sĩ, 6 Tiến sĩ và 2 Thạc sĩ và 1 Kỹ sư. Đây là các giảng viên và cán bộ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản trong nước và tại các nước có nền khoa học công nghệ phát triển như Áo, Bungari, Nga, Nhật Bản, Pháp, Úc. NCM Công nghệ Thực phẩm là một địa chỉ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tin cậy hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm
Hình ảnh NCM Công nghệ Thực phẩm nhân kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11-2023
 
https://scls.hust.edu.vn/uploads/scls/news/2024_01/image-20240123135009-1.png
Hình ảnh Nhóm chuyên môn tham quan nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ (TH group)tháng 01-2024

2. Chương trình đào tạo do NCM phụ trách

  • Định hướng CN Thực phẩm thuộc chương trình đào tạo Kỹ thuật Thực phẩm
  • Chương trình tiên tiến Kỹ thuật thực phẩm
  • Chương trình đào tạo Thạc sỹ CN Thực phẩm
  • Chương trình đào tạo Tiến sĩ CN Thực phẩm
 

3. Các hướng nghiên cứu chính 

  • Cải tiến và hoàn thiện công nghệ chế biến sau thu hoạch và sản xuất thực phẩm (lương thực, ngũ cốc, sữa, thịt, thủy sản, các sản phẩm lên men, bia rượu, đường, bánh kẹo, chè, ca cao, cà phê, thuốc lá…)  
  • Nâng cao giá trị gia tăng của phụ phẩm nông nghiệp và của ngành công nghiệp thực phẩm.  
  • Nghiên cứu và phát triển các giải pháp đảm nhằm cải thiện chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho một số sản phẩm thực phẩm truyền thống của Việt Nam 
  • Khai thác tính kháng vi sinh vật và chống oxi hóa của một số hợp chất hợp chất sinh học có nguồn gốc thực vật và vi sinh vật nhằm nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm  
  • Nghiên cứu và phát triển một số sản phẩm thực phẩm chức năng, sản phẩm có chứa lợi khuẩn (probiotic) cho người, gia súc và nuôi trồng thủy sản  

Các thầy cô trong NCM Công nghệ thực phẩm đã và đang chủ trì hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu ở các cấp từ cấp Trường, cấp Bộ, cấp nhà nước, các nhiệm vụ nghị định thư, các dự án sản xuất thử nghiệm và hợp tác quốc tế, các dự án phát triển sản phẩm, chuyển giao công nghệ cùng doanh nghiệp… Một số công nghệ mới đã được phát triển (surimi từ cá nước ngọt, xúc xích  lên men, các cải tiến trong sản xuất miến an toàn, công nghệ sản xuất sữa thực vật, chế biến các sản phẩm rau quả phù hợp vùng nguyên liệu Việt Nam, bảo quản thực phẩm bằng chế phẩm an toàn…)
Sinh viên thuộc NCM cũng thường xuyên được tham gia, phát triển các ý tưởng trong nghiên cứu và thực hành sản xuất thông qua các đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học cũng như câu lạc bộ FOBIC, tham gia dự án cùng các thầy cô, trao đổi với sinh viên quốc tế thực tập tại Viện và bộ môn, đạt giải các cuộc thi trong nước (Tài năng khoa học trẻ Việt nam) và quốc tế. 
Hình ảnh NCM Công nghệ thực phẩm làm việc tại CH Sec tháng 09-2023

4. Các đề tài nghiên cứu khoa học tiêu biểu trong 5 năm gần đây 

Đề tài KHCN, Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước 
  • Nghiên cứu phát triển công nghệ tích hợp sản xuất cồn không gia nhiệt ở nồng độ chất khô cao. Bộ KHCN, 2020 – 2022 
  • Nghiên cứu đặc điểm sinh học và hoạt tính của các chủng Bacillus để sản xuất chế phẩm probiotic an toàn dùng cho chăn nuôi. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2019 – 2022 .
  • Hoàn thiện công nghệ và thiết bị sản xuất sữa gạo từ gạo lứt giàu protein ở quy mô công nghiệp. Cấp quốc Gia/Dự án độc lập/DADL.CN-07/20, Bộ Khoc học và Công nghệ, 2020-2023.

Đề tài KHCN, Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ 
  • Nghiên cứu quy trình sản xuất tinh bột chậm tiêu hóa (SDS) từ khoai lang và ứng dụng. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2021-2022 
  • Hoàn thiện Công nghệ chế phẩm kháng vi sinh vật từ phụ phẩm chế biến tôm ứng dụng để bảo quản thịt tươi. DASXTN Bộ Giáo dục và đào tạo, 2014-2017 

Đề tài NAFOSTED 
  • Thủy phân tinh bột sống (sắn và khoai lang) ở nhiệt độ thấp và ở nồng độ chất khô cao: từ nghiên cứu động học và cơ chế thủy phân đến cải thiện hiệu suất thủy phân. Quỹ phát triển khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia NAFOSTED, 2017-2020 

Đề tài Nghị định thư 
  • Nghiên cứu phát triển sản phẩm phomat tươi có lợi cho sức khỏe thích hợp với thị trường Cộng hòa Séc và Việt Nam - Mã số: NĐT/CZ/22/04, 2022-2024
  • Nâng cao giá trị các phụ phẩm của các nhà máy sản xuất cồn làm thức ăn chăn nuôi chất lượng cao. Nghị định thư Việt Nam và Rumania, Bộ Khoa học và Công nghệ, 2013-2017. 

Đề tài Hợp tác quốc tế: 
  • Mạng lưới đa ngành đánh giá và tăng cơ hội cho chuỗi giá trị protein có nguồn gốc thực vật bằng cách nâng cao giá trị phụ phẩm thực phẩm và an toàn thực phẩm (Dự án GCRF và UK Research and Innovation), 2021-2022 
  • Phát triển các giải pháp công nghệ tiên tiến cho ngành công nghiệp sữa Việt Nam (Dự án FOAR – Bộ Ngoại giao Argentina), 2018-2019 

Bằng sáng chế, giải pháp hữu ích: 
Quy trình sản xuất sữa gạo lứt giàu đường chức năng, Bằng độc quyền sáng chế mã số 36985,  ngày 15/08/2023.
Quy trình sản xuất trứng luộc chay và sản phẩm trứng luộc chay. Bằng độc quyền sáng chế số 12834. Cục Sở hữu Trí tuệ cấp ngày 09/06/2014. PGS.TS. Lương Hồng Nga, PGS.TS Bùi Đức Hợi, GS.TS. Hoàng Đình Hòa.



Hình ảnh một số sản phẩm và sản phẩm chuyển giao công nghệ của Nhóm chuyên môn CNTP

Sản phẩm chuyển giao công nghệ: 
  1. Rượu mơ – công ty CP Mơ Việt
  2. Sữa gạo – Công ty CP Mía đường Lam Sơn
  3. Phở tươi ăn liền có độ sinh năng lượng thấp (10 sản phẩm) – Công ty CP Excook
  4. Xốt tươi ăn liền bảo quản dài hạn (03 sản phẩm) – Công ty CP Excook
  5. Kombucha uống liền – Công ty CP Sữa Ba vì
  6. Salami lên men khô – Công ty Cp Ông già IKA
  7. Các sản phẩm từ nấm (Giò, xúc xích, pate nấm) – Công ty TNHH Thực phẩm Lý tưởng Việt Nam
  8. Chùm sản phẩm từ Cá Hồi (ruốc cá Hồi, các Hồi xông khói, xúc xích cá hồi)
  9. Các sản phẩm từ nấm (Ruốc nấm, bánh đa nấm, mỳ nấm) – Công ty TNHH và Xây dựng Toàn Cương
z5229172468766 c04bbaaf22369140efea774aca5413bd
NCM CN Thực phẩm chụp ảnh ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/2024

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây