1. Lịch sử hình thành
Văn phòng: Phòng 210 - nhà C4
Điện thoại: (024) 3868 2458
Trưởng NCM : TS. Nguyễn Ngọc Hoàng
Nhóm chuyên môn Quá trình và Thiết bị Công nghệ Sinh học & Công nghệ Thực Phẩm (Profession group of Food and Biological Processes and Equipments) tiền thân là bộ môn Máy và thiết bị thực phẩm được thành lập từ năm 1966, thuộc Khoa Kỹ thuật Thực Phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Qua 60 năm phát triển phấn đấu và trưởng thành, Nhóm chuyên môn đã đào tạo ra nhiều thế hệ sinh viên chuyên ngành trưởng thành và hiện đang giữ các trọng trách quan trọng trong nền kinh tế Quốc dân.
Hiện nay, sinh viên theo chuyên ngành này không những được trang bị các kiến thức chuyên sâu về tính toán, thiết kế các quá trình và thiết bị thủy- cơ, truyền nhiệt, chuyển khối, hệ thống lạnh mà còn được trang bị những kiến thức rất cần thiết để có khả năng tích hợp hệ thống điều khiển tự động khả lập trình (PLC) hiện đại và hệ điều khiển giám sát xử lý dữ liệu SCADA bằng máy tính. Khi tốt nghiệp các kỹ sư trẻ rất dễ tìm việc làm với thu nhập hấp dẫn.
Bên cạnh công tác giảng dạy, đào tạo, nhóm chuyên môn còn tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất thuộc các lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm, sinh học, dược phẩm và hoá chất, thiết kế chế tạo đa dạng các loại máy và thiết bị từ đơn giản hiệu quả cho các vùng nông thôn đến các máy và thiết bị cho những dây chuyền quy mô công nghiệp.
Tên nhóm chuyên môn đã thay đổi nhiều lần như sau:
Bộ môn Máy thực phẩm (trước năm 2004)
Bộ môn Máy và Tự động hoá CNSH-CNTP (2004 – 2010)
Bộ môn Quá trình thiết bị CNSH- CNTP (2011 - 2023)
2. Chương trình đào tạo do NCM tham gia và phụ trách
- Chuyên ngành cử nhân Quá trình thiết bị CNSH & CNTP
- Chuyên ngành kỹ sư Quá trình thiết bị CNSH & CNTP
- Chương trình Kỹ thuật Sinh học
- Chương trình tiên tiến Kỹ thuật thực phẩm
- Chương trình cao học CN Thực phẩm
- Chương trình đào tạo Tiến sĩ CN Thực phẩm
3. Các hướng nghiên cứu chính
- Nghiên cứu kỹ thuật trích ly siêu tới hạn và cận siêu tới hạn trong chiết xuất các các sản phẩm dạng dầu, tinh dầu, hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học.
- Nghiên cứu các phương pháp tinh chế các thành phần dược chất và chất thơm từ tinh dầu các loại thảo dược.
- Nghiên cứu ứng dụng vi sóng cho các quá trình sấy các nguyên liệu trong ngành thực phẩm.
- Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật hiện đại về thiết bị và công nghệ trong quá trình sấy các sản phẩm kém chịu nhiệt của nông sản, thực phẩm, chế phẩm sinh học, dược phẩm, thủy – hải sản nhằm nâng cao giá trị và chất lượng của thành phẩm.
- Nghiên cứu nguyên lý của dòng chảy màng ứng dụng trong quá trình tách thủy phần các loại dung dịch có độ nhớt khác nhau.
- Nghiên cứu ứng dụng cơ khí hóa và tự động hóa các quá trình chế biến nông sản, thực phẩm, dược phẩm, thủy – hải sản.
- Nghiên cứu tích hợp hệ điều khiển giám sát và xử lý dữ liệu (SCADA) ứng dụng cho các quá trình sản xuất.
- Nghiên cứu các quá trình và thiết bị truyền nhiệt, chuyển chất.
- Nghiên cứu thiết kế các dây chuyền chế biến thức ăn gia súc. Tác giả
- Nghiên cứu thiết kế dây chuyền chưng luyện cồn với hệ điều khiển tự động.
- Nghiên cứu thiết kế các thiết bị phân riêng (lắng, lọc và ly tâm).
- Nghiên cứu thiết kế các máy định lượng và bao gói tự động.
- Nghiên cứu thiết kế các thiết bị vận chuyển, định lượng.
4. Các đề tài nghiên cứu khoa học tiêu biểu trong 5 năm gần đây
- Kỹ thuật sơ chế và bảo quản vỏ quế. Tiến bộ kỹ thuật số: 220/QĐ-TCLN-KH&HTQT, 2023
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tách chiết cận siêu tới hạn để thu hồi dầu gấc và carotenoid từ khô bã gấc. Đề tài cấp Bộ giáo dục và đào tạo, 2022-2023.
- Phương pháp chiết xuất dầu gấc trực tiếp từ màng gấc tươi, Giải pháp hữu ích số 2644, 2021
- Nghiên cứu mô hình hóa quá trình cô đặc cà chua trên thiết bị cô đặc chân không một nồi, 2020
- Nghiên cứu công nghệ sấy quả bơ bằng năng lượng vi sóng. T2017-PC-002, 2017 – 2018
- Nghiên cứu và hoàn thiện quy trình công nghệ; thiết kế và chế tạo thiết bị sấy vi sóng bảo quản một số loại nấm ăn và nấm dược liệu tại tỉnh Hưng Yên (Đề tài cấp Tỉnh), 2017 – 2018
- Nghiên cứu nâng cao hiệu suất thu hồi dầu gấc và giảm thiểu tổn hao carotenoid trong dầu gấc bằng phương pháp chiết xuất dầu trực tiếp từ gấc tươi, 2016-2018
- Quy trình làm khô tách nước các dung dịch kém chịu nhiệt ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất thường và hệ thống thiết bị thực hiện quy trình này, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số VN 2-0001336, 2015