Trường Hóa và Khoa học Sự sốnghttp://scls.hust.edu.vn/uploads/scls/logo-dhbk-1-02_130_191.png
Thứ hai - 08/01/2024 20:47
1. Giới thiệu chung
Nhóm chuyên môn Hóa sinh là một trong ba nhóm kỹ thuật chuyên ngành của Khoa Kỹ thuật Sinh học, được thành lập vào ngày 11 tháng 12 năm 2023 theo quyết định 31/QĐ-SCLS của Hiệu trưởng trường Hóa và Khoa học sự sống, đặc trách giảng dạy các học phần lý thuyết và thực hành liên quan đến Hóa sinh cho các Chương trình đào tạo Cử nhân và Kỹ sư Kỹ thuật Sinh học, Chương trình cử nhân và kỹ sư Kỹ thuật Thực phẩm, Chương trình Tiên tiến Kỹ thuật Sinh học, Chương trình Tiên tiến Kỹ thuật Thực phẩm, Chương trình Cử nhân Kỹ thuật Y sinh, và các chương trình đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ Công nghệ Sinh học. Nhóm hiện gồm 7 cán bộ cơ hữu (trong đó có 6 tiến sỹ, 1 thạc sỹ khoa học, 1 thạc sỹ kỹ thuật) và 3 cán bộ cộng tác (2 PGS.TS, 1 Ths Kỹ thuật), đến từ các bộ môn Vi sinh-Hóa sinh-Sinh học phân tử, Công nghệ Sinh học và Trung tâm Nghiên cứu –Phát triển Công nghệ Sinh học của Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm trước đây. Các thành viên của nhóm có từ 15-25 năm kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đã và đang chủ trì, tham gia hàng chục đề tài nghiên cứu các cấp về enzym, enzym tái tổ hợp và kỹ thuật enzym ứng dụng trong các ngành công nghiệp, môi trường, phát triển các phương pháp, công cụ phân tích nhanh vi sinh vật gây bệnh và độc tố dựa trên axit nucleic và dựa trên protein, thu nhận và ứng dụng các chất có hoạt tính sinh học..., là tác giả của nhiều giáo trình tiếng Việt và tiếng Anh, bằng độc quyền sở hữu trí tuệ . Nhóm chuyên môn cam kết sẽ đem lại những kiến thức mới nhất và sự hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực Hóa sinh cho sinh viên và cộng đồng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển và tiến bộ của các ngành Kỹ thuật Sinh học, Thực phẩm, Y sinh nói riêng và xã hội nói chung.
2. Danh sách cán bộ
Các cán bộ chính:
Các cán bộ tham gia
1. PGS. TS. Phạm Tuấn Anh
2. PGS. TS. Trương Quốc Phong
3. ThS. Phạm Thị Quỳnh
Lãnh đạo nhóm chuyên môn/bộ môn Hóa sinh qua các thời kỳ:
PGS. TS. NGƯT Phạm Quốc Thăng
GS.TSKH.NGƯT Lê Văn Nhương
PGS.TS.NGƯT. Lê Ngọc Tú
TS. Nguyễn Thị Quỳnh Anh
GS.TS.NGƯT. Đặng Thị Thu
PGS.TS.NGƯT. Tô Kim Anh
PGS.TS.NGƯT. Nguyễn Thị Xuân Sâm
2. Các học phần do nhóm chuyên môn phụ trách
STT
Mã học phần
Tên môn học
TC
Chương trình Cử nhân và kỹ sư KTSH
BF2702
Hoá sinh
4
BF2703
TN Hoá sinh
2
BF3708
Phương pháp phân tích trong CNSH
2
BF4702
Độc tố học môi trường
3
BF4709
Kỹ thuật thu hồi hoàn thiện sản phẩm
2
BF4712
Enzyme học
2
BF4724
TN CN enzyme
2
BF5713
CN chế phẩm enzyme
2
BF5722
Vật liệu nano sinh học
2
Chương trình Cử nhân Kỹ thuật Thực phẩm
BF3507
Hoá sinh
4
BF3508
Thí nghiệm Hoá sinh
2
BF4511
Enzyme trong công nghệ thực phẩm
2
Chương trình Tiên tiến Kỹ thuật Thực phẩm
BF3507E
Hoá sinh
4
BF3508E
Thí nghiệm hóa sinh
2
Chương trình Tiên tiến Kỹ thuật Sinh học
BF2702E
Hoá sinh
4
BF2703E
Thí nghiệm hóa sinh
2
BF3708E
Phương pháp phân tích trong CNSH
2
BF3711E
Vật liệu sinh học
2
BF4712E
Các hoạt chất có hoạt tính sinh học
2
Chương trình Cử nhân Kỹ thuật Y sinh
BF2601
Hóa sinh y sinh
3
BF3603
Vật liệu sinh học
3
BF4603
Ứng dụng của vật liệu sinh học trong chữa trị bệnh
3
BF4604
Kỹ thuật phân tích y sinh
3
Chương trình Thạc sỹ Công nghệ Sinh học
BF6713
Kỹ thuật thu nhận sản phẩm sinh học
2
BF6762
Kỹ thuật xúc tác sinh học
3
BF6743
Kỹ thuật phân tách và đánh giá các hoạt chất sinh học
2
BF6714
Thí nghiệm chuyên ngành
1
Chương trình Tiến sỹ Công nghệ Sinh học
BF7031
Vật liệu sinh học
3
3. Các hướng nghiên cứu của NCM
Hiện nay, các đề tài nghiên cứu của NCM Hóa sinh tập trung vào các hướng chính:
Enzym, enzym tái tổ hợp và kỹ thuật enzym ứng dụng trong các ngành công nghiệp và khoa học sức khỏe: hướng nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào việc thu nhận, tách, tinh chế, ổn định chế phẩm enzym và khai thác khả năng ứng dụng của các enzym có nguồn gốc tự nhiên, tái tổ hợp hay enzym cố định. Các enzym đã và đang được nghiên cứu bao gồm amylase, beta-glucosidase, beta-galactosidase, acetylcholinesterase, mannanase, xylanase, cellulase, lignin peroxidase, tyrosinase, laccase, chitosanase, nattokinase…
Phát triển các phương pháp, công cụ phân tích các vi sinh vật gây bệnh, độc tố trong các lĩnh vực y học, thực phẩm, chăn nuôi dựa trên axit nucleic và dựa trên protein, enzym.
Các chất có hoạt tính sinh học: tập trung vào thu nhận và khai thác ứng dụng các chất có hoạt tính chống oxi hóa, kháng tế bào ung thư, kháng vi sinh vật, kìm hãm enzym, và prebiotic.
Sinh học tổng hợp.
4. Các đề tài khoa học tiêu biểu của các thành viên NCM
2023-2024: Nghiên cứu công nghệ tạo phức magie hữu cơ từ nấm men sau sản xuất bia nhằm ứng dụng trong thực phẩm và chăn nuôi. B2023-BKA-17. Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2020-2021: Nghiên cứu thu nhận chất kìm hãm tyrosinase từ bã đậu tương và bước đầu ứng dụng trong bảo quản nấm tươi sau thu hoạch. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
2019-2020: Nghiên cứu ứng dụng bã rượu gạo giàu protein vào một số sản phẩm thực phẩm. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
2014-2017: Nghiên cứu phát triển phương pháp, công cụ phân tích nhanh vi sinh vật gây bệnh và độc tố trong các sản phẩm thủy sản (Nghị định thư Việt Nam – Ý), Bộ Khoa học và Công nghệ
2014-2016: Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất kit phát hiện nhanh độc tố lân hữu cơ, carbamate trong nông sản. Dự án sản xuất thử nghiệm- Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2013-2016: Nghiên cứu phát triển bộ sinh phẩm phát hiện nhanh Norovirus trong các loại nhuyễn thể và thực phẩm chế biến không gia nhiệt dựa trên kỹ thuật RT-LAMP, Bộ Giáo dục và Đào tạo
2014 -2015. Nghiên cứu công nghệ sản xuất Pectic oligosaccharide (POS) bằng enzyme, ứng dụng trong chế biến thực phẩm chức năng. Bộ Công Thương
2012-2014: Cố định β-galactosidase tái tổ hợp từ Lactobacillus reuteri L103 biểu hiện trong Lactobacillus plantarum sử dụng module liên kết chitin lên vật liệu chitin, ứng dụng cho sản xuất galacto-oligosaccharide từ lactose (Nafosted), Bộ Khoa học và Công nghệ
2013: Nghiên cứu khảo sát các phương pháp thu hồi vi tảo tích luỹ tinh bột ứng dụng sản xuất nhiên liệu sinh học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
2010-2011: Nghiên quy trình công nghệ sản xuất đồ uống chứa probiotic và polyphenol chè xanh. Sở Khoa học và Công nghệ HN.
2009-2010: Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng DNA macroarray cho phân tích phát hiện nhanh đồng thời trực khuẩn lao và trực khuẩn lao đa kháng thuốc trên địa bàn Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội
2009-2010: Nghiên cứu tạo enzym tái tổ hợp thủy phân lignocellulose phục vụ sản xuất cồn nhiên liệu. Chủ nhiệm đề tài nhánh, Bộ Khoa học và Công nghệ.
2009-2010: Đánh giá tính chất prebiotic của chế phẩm mannooligosaccharid sản xuất từ bã cơm dừa theo phương pháp sinh học. Bộ Giáo dục và Đào tạo
5. Bằng sáng chế, giải pháp hữu ích
Quy trình sản xuất chế phẩm chứa Lactoferrin từ chủng nấm men Pichia pastoris KM71-3 tái tổ hợp. Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số 3343, Cục Sở hữu trí tuệ, 08/2023.
Quy trình tẩy trắng bột giấy gỗ cứng sau khi nấu bằng chế phẩm enzyme tái tổ hợp và chất tẩy, Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số 2-2011-00135
Phương pháp chế tạo Kit axetylcholinesteraza huyết thanh lợn để phát hiện nhanh dư lượng thuốc trừ sâu. Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số 771: Cục Sở hữu trí tuệ. 01/06/2009.
6. Sách xuất bản
Tien-Thanh Nguyen, Tuan-Anh Pham, Lan-Huong Nguyen, Tuan Le, Son Chu-Ky. Microbial exopolysaccharides for food application, in book: Microbial Exopolysaccharides, editor Shashi Kant Bhatia, Parmjit Singh Panesar, Sanjeet Mehariya. CRC Press, 2024,
Tien-Thanh Nguyen, Phu-Ha Ho, Viet-Phu Tu, Le-Ha Quan and Son Chu-Ky. Chapter 12.1. Application and Perspectives in Different World Regions. Part 12. Market trends, prospectives, sustainable development, and R&D perspectives. Gases in Agro-food Processes. ISBN: 9780128124659, pp: 31-35.
Phu-Ha Ho, Tuan-Anh Pham, Quoc-Phong Truong, Lan-Huong Nguyen, Tien-Thanh Nguyen, Hang-Thuy Dam, Chinh-Nghia Nguyen, Ha-Anh Nguyen, Quyet-Tien Phi, Hoang Anh Nguyen, Son Chu-Ky. Isolation, Identification and Characterization of Beneficial Microorganisms from Traditional Fermented Foods in "Probiotics, Prebiotics and Synbiotics: Technological Advancements Towards Safety and Industrial Applications" John Wiley & Sons 2022
Son Chu-Ky, Nguyen-Thanh Vu, Quyet-Tien Phi, Tuan Pham Anh, Kim-Anh To, Le-Ha Quan, Tien-Thanh Nguyen, Hong-Nga Luong, Thu-Trang Vu, Tien-Cuong Nguyen, Tuan-Anh Pham, Thanh-Ha Le, Ngoc Tung Quach, Chinh-Nghia Nguyen. Adding Values to Agro-Industrial Byproducts for the Bioeconomy in Vietnam. CRC press – Taylor and Francis Group, 2022
Lê Ngọc Tú (Chủ biên). Giáo trình Hóa sinh Công nghiệp. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật. 2020
Đỗ Biên Cương, Hoàng Quốc Tuấn. Kỹ thuật enzym, trong sách: Kiểm định và truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Chủ biên: Nguyễn Thị Minh Tú. Nhà xuất bản Bách Khoa, 2016.
Đặng Thị Thu (chủ biên). Công nghệ enzym. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật. 2013.
Đặng Thị Thu (chủ biên). Công nghệ Hóa sinh. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật. 2009
Lê Ngọc Tú (chủ biên). Độc tố học và An toàn thực phẩm. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật. 2006.
Nguyễn Thị Hiền (chủ biên). Khoa học và công nghệ Malt và Bia. Nhà Xuất bản Khoa học Kỹ Thuật, 2004
Đặng Thị Thu và Lê Ngọc Tú (đồng chủ biên). Tế bào và các quá trình sinh học. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật. 2002.
Lê Ngọc Tú (chủ biên). Hóa học Thực phẩm. NXB KHKT 1999.
Lê Ngọc Tú (chủ biên). Hóa sinh công nghiệp. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật. 1997.
Đặng Thị Thu (chủ biên). Thí nghiệm Hóa sinh. Chủ biên: Đặng Thị Thu. Đại học Bách Khoa Hà Nội. 1997.
7. Liên hệ
Nhóm chuyên môn Hóa sinh Phòng 201-C4, Đại học Bách Khoa Hà Nội Số 1, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội Fax: 04 3868 2470.