NCM Công nghệ Vi sinh vật

Thứ hai - 08/01/2024 20:47
NCM Công nghệ Vi sinh vật

1. Giới thiệu chung

Nhóm chuyên môn Công nghệ Vi sinh vật là một trong ba nhóm kỹ thuật chuyên ngành của Khoa Kỹ thuật Sinh học, được thành lập vào ngày 11 tháng 12 năm 2023 theo quyết định 31/QĐ-SCLS của Hiệu trưởng trường Hóa và Khoa học sự sống.
Nhóm CM Công nghệ vi sinh hội tụ nguồn lực đào tạo, nghiên cứu phát triển và khai thác ứng dụng vi sinh vật và các tác nhân sinh học khác thuộc khoa Kỹ thuật Sinh học, Trường Hóa và Khoa học Sự sống. Nhóm CM chúng tôi nay đảm nhiệm giảng dạy các học phần đào tạo liên quan đến khoa học và công nghệ nghiên cứu – khai thác ứng dụng vi sinh vật cho tất cả các cấp bậc đào tạo tại trường (Cử nhân, Kỹ sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ), với hai loại hình đào tạo trong nước và đào tạo liên kết quốc tế. Đồng thời đã và đang triển khai thành công nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khoa học công nghệ và thực tiễn cao. Một vài quả hoạt động KH&CN cụ thể của chúng tôi như sau:

2. Danh sách cán bộ

Các cán bộ chính:
GS.TS. Nguyễn Văn Cách
PGS.TS. Trần Liên Hà
PGS.TS. Lê Thanh Hà
PGS.TS. Phạm Tuấn Anh
TS. Nguyễn Thanh Hoà
ThS. Phạm Thị Quỳnh
KS. Nguyễn Hoàng Mai

Các cán bộ tham gia
PGS.TS. Nguyễn Lan Hương
PGS.TS. Hồ Phú Hà
TS. Đỗ Biên Cương
TS. Nguyễn Tiến Thành
TS. Nguyễn Trường Giang
TS. Đàm Thuý Hằng
TS. Lê Tuân
TS. Nguyễn Tiến Cường
TS. Nguyễn Hải Vân
ThS. Lã Thị Quỳnh Như
ThS. Lê Thị Lan Chi
ThS. Lê Thị Huyền

Về đào tạo

Nhóm CM Công nghệ vi sinh đang đảm nhiệm giảng dạy các học phần về: vi sinh vật đại cương, vi sinh vật ứng dụng cũng như các học phần công nghệ khai thác ứng dụng của vi sinh vật cho các chương trình đào tạo của các ngành Kỹ thuật Sinh học, Kỹ thuật thực phẩm, Kỹ thuật Y sinh. Trong 3 năm 2020-2023, Nhóm CM Công nghệ vi sinh đã truyền tải cho hơn 1200 sinh viên hoàn thành nội dung đào tạo về công nghệ vi sinh và công nghệ lên men. Sinh viên và học viên qua các chuyên ngành công nghệ vi sinh được trang bị khối kiến thức chuyên sâu về sinh học ứng dụng, về vi sinh vật, về công nghệ lên men hiện đại (nghiên cứu phát triển - xác lập - kiểm tra - giám sát các quá trình lên men), về công nghệ xử lý tách – tinh sạch – hoàn thiện thu sản phẩm với hoạt tính sinh học có giá trị kinh tế cao… Chúng tôi cam kết truyền tải cho các đối tượng học viên khối tri thức KH&CN cập nhật, hiện đại, đáp ứng mức chất lượng kiểm định quốc tế và có giá trị ứng dụng thiết thực; để khi hoàn thành các nội dung đào tạo chuyên ngành học viên đủ năng lực đảm nhiệm các công việc về công nghệ vi sinh trong các cơ sở sản xuất, có năng lực tham gia khởi nghiệp, hay đủ điều kiện kết nối tiếp tục đào tạo cao hơn ở các nước công nghiệp phát triển.

3. Các hướng nghiên cứu của NCM

Về nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ:

- Trong 5 năm gần đây (2018-2023) nhóm CM Công nghệ vi sinh đã và đang triển khai 23 đề tài (07 cấp NN, 07 và cấp Bộ, 03 đề tài hợp tác quốc tế); đã công bố được 39 bài báo quốc tế và 144 bài báo KHCN trong nước và hội khoa học; 03 bằng sáng chế quốc tế và 11 Giải pháp Hữu ích.
- Hiện nhóm CM Công nghệ vi sinh sẵn sàng hợp tác chuyển giao nhiều giải pháp công nghệ ứng dụng mới vào thực tiễn, thí dụ: Công nghệ lên men sản xuất nattokinase, bào tử probiotic, polysaccharopeptide từ nấm Vân Chi.., Công nghệ xử lý sinh học nước thải, Công nghệ xử lý sinh học rác thải sinh hoạt đô thị không phát thải ô nhiễm mùi rác ủ và ô nhiễm nước rỉ rác… Nhóm CM Công nghệ vi sinh sẵn sàng cung ứng nguồn lực ưu tiên cho các dự án hợp tác với nhà máy, các doanh nghiệp công nghệ vi sinh hay các đối tác kinh tế liên quan, để góp phần giải quyết các thách thức từ sản xuất thực tiễn hay để nâng cao chất lượng KH&CN cho sản phẩm mới.

 
Hình 1: Ảnh chụp bể xử lý nước thải làng nghề tại Thái Bình - ứng dụng bằng độc quyền sáng chế của cán bộ nhóm chuyên môn
 
Hình 2: Quy trình lên men vi sinh vật nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của phụ phẩm nông nghiệp


Một số đề tài khoa học tiêu biểu của các thành viên NCM

Năm Tên đề tài Mã số đề tài
2017 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý sinh học có kiểm soát mùi và nước rỉ rác để xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện Việt Nam (Đề tài KHCN trọng điểm cấp quốc gia, 09/2017-10/2020) KC.08.17/16-20
2018 Dự án Áp dụng sáng chế 7430 để xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải quy mô cấp huyện (DA ứng dụng sáng chế cấp quốc gia, 11/2018- 06/2021) SHTT.TW.23-2018
2019 Nghiên cứu tuyển chọn chủng nấm men sinh tổng hợp lipid và beta-carotene định hướng ứng dụng trong sản xuất chăn nuôi B2019_BKA_05
2019 Nghiên cứu công nghệ lên men sản xuất polysaccharopeptide PSK và PSP từ nấm Vân chi (Trametes versicolor) ứng dụng trong sản xuất thực phẩm chức năng 05/HĐ-ĐT.05.19/CNSHCB
2019 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để chế biến và nâng cao hiệu quả kinh tế các sản phẩm từ dong đao làng nghề ĐT.08.17/CNSHCB
2019 Nghiên cứu đặc điểm sinh học và hoạt tính của các chủng Bacillus để sản xuất chế phẩm probiotic an toàn dùng cho chăn nuôi ĐTĐL.CN-71/19
2020 Nghiên cứu hợp khối hệ thống UASB-DHS-DNR nâng cao hiệu quả xử lý ô nhiễm hữu cơ và nitơ trong nước thải cao su B2020-BKA10
2021 Nghiên cứu qui trình tạo chế phẩm vi sinh chịu mặn sinh hương  khởi động cho lên men nước mắm và ứng dụng cho sản xuất nước mắm từ nguyên liệu rẻ thay thế (cá tạp và protein phế liệu tôm) B2021-BKA-18
2021 Nghiên cứu tạo chủng Vibrio natriegens chuyển hóa N-acetyl glucosamine thành lysine để sản  xuất chế phẩm lysine từ phụ phẩm chế biến tôm NĐT/DE/21/08
2022 Nghiên cứu công nghệ tạo phức magie hữu cơ từ nấm men sau sản xuất bia nhằm ứng dụng trong thực phẩm và chăn nuôi. B2023-BKA-17
2023 Nghiên cứu đặc tính của hệ vi khuẩn trong bùn kỵ khí của bể phản nitrat có khả năng xử lý sodium dodecyl sulfate (SDS) trong nước thải cao su thiên nhiên tách protein (DPNR) Nafosted- 106.04-2021.58
2024 Phân lập, tuyển chọn vi khuẩn chịu nhiệt sinh axit hữu cơ từ hạt cacao Việt Nam lên men và định hướng ứng dụng trong ức chế nấm mốc B2024-BKA-07


Bằng sáng chế, giải pháp hữu ích

 
Năm Tiêu đề Mã số
2019 Bể xử lý rác hiếu khí (Bằng sáng chế số 21681) VN1-0021681
2019 Aerobic composting chamber and method of treating waste using such chamber (Công báo sáng chế quốc tế WIPO) WO/2019/237134
2021 Chủng vi khuẩn lactic chịu mặn Tetragenococcus halophilus V7-3 2670
2021 Quy trình sản xuất đường glucose từ tinh bột dư trong bã sắn 2770
2022 Phòng xử lý rác hiếu khí liên tục kiểu nhiều tầng khay 2851
2023 Quy trình sản xuất polysaccharopeptide từ nấm Vân chi 3111
2023 Quy trình sản xuất sữa gạo lứt giàu đường chức năng 36985
2023 Quy trình lên men sinh tổng hợp carotenoid 3508
2024 Quy trình sản xuất protein đơn bào từ phế liệu gỗ 1-2021-05369


Về hợp tác quốc tế:

Trong hoạt động hợp tác quốc tế chung của Đại học Bách Khoa Hà Nội, nhóm CM Công nghệ vi sinh có nhiều hoạt động thiết thực và định lượng được, góp phần vào hoạt động cung ứng nguồn lực thiết lập và duy trì hợp tác KH&CN với các trường đại học quốc tế; đồng thời triển khai được các chương trình đào tạo liên quan của trường Hóa và KH sự sống, được tổ chức kiểm định chất lượng quốc tế công nghệ đạt mức chất lượng đào tạo quốc tế.

Những tin mới hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây