Hóa học các hợp chất thiên nhiên là một chuyên ngành thú vị của Ngành Hóa học nghiên cứu về hoạt tính sinh học (như kháng vi sinh vật, kháng virus, chống côn trùng, chống oxi hóa, chống viêm, chống ung thư, ức chế một số loại enzym, hạ glucose máu, gây độc tế bào,...) in vitro và in vivo của các hợp chất thiên nhiên nhiên có nguồn gốc từ thực vật, động vật và vi sinh vật. Việc đánh giá hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập được từ nguồn thực vật phong phú của Việt Nam nhằm khẳng định giá trị sử dụng cây thuốc trong y học cổ truyền, đáp ứng yêu cầu về điều tra và bảo tồn cây thuốc, đồng thời, có thể ứng dụng các hoạt chất này như hợp chất dẫn đường cho các nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo và trong sản xuất các loại dược phẩm mới.
Với chuyên đề về hương liệu-mỹ phẩm của Ngành Hóa học sinh viên sẽ được tìm hiểu về mùi của các chất thơm, thành phần hóa học của tinh dầu và cách phối trộn tinh dầu để tạo thành một sản phẩm hương liệu ứng dụng như nước hoa, sáp thơm, nến thơm… hoặc đơn giản nhất là hiểu được lý do của việc sử dụng từng loại gia vị trong bữa ăn hàng ngày. Không chỉ vậy, chính chúng ta sẽ được tiếp cận và trực tiếp làm các bài thí nghiệm như chưng cất lôi cuốn theo hơi nước để thu nhận tinh dầu vỏ chanh, cam, bưởi, quế… Bên cạnh đó, các bạn sẽ nắm được các kiến thức về của từng nguyên liệu cụ thể, tìm hiểu các công thức để sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm phục vụ cho nhu cầu làm sạch và làm đẹp của con người như xà phòng, dầu gội đầu, son môi, kem dưỡng da, dưỡng tóc,… và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác. Ngoài ra, sinh viên còn được từng bước tiếp cận các phương pháp phân tích, kiểm nghiệm mỹ phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, nâng cao chất lượng của sản phẩm mỹ phẩm. Trong quá trình học tập, các bạn sinh viên sẽ được đi thực tập tại các công ty sản xuất mỹ phẩm để vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, tích lũy kỹ năng, năng lực cần thiết trong lĩnh vực sản xuất và quản lý mỹ phẩm.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ chip, chất bán dẫn hữu cơ đã trở thành vật liệu có tính ứng dụng cao. Chất bán dẫn hữu cơ là vật liệu hữu cơ có tính chất bán dẫn, tức là chúng có độ dẫn điện ở mức giữa độ dẫn của vật liệu cách điện và kim loại. Các phân tử hữu cơ đơn, oligomer và polymer đều có thể là bán dẫn. Trong chuyên ngành hoá hữu cơ của ngành Hóa học, sinh viên sẽ được học về tổng hợp hữu cơ, nghiên cứu tổng hợp các hợp chất bán dẫn hữu cơ ứng dụng trong lĩnh vực quang hoá, cảm biến và công nghệ chip.
Các bạn cử nhân sau khi tốt nghiệp Ngành Hoá học chuyên ngành Hoá Hữu cơ làm việc tại nhiều tập đoàn lớn như:
Tác giả: Trường Hóa và Khoa học sự sống
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn