[CH2] Định hướng chuyên ngành Hóa Lý

Thứ sáu - 19/04/2024 11:02
1. Giới thiệu chuyên ngành
Chuyên ngành Hoá lý thuyết và hoá lý cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, hiện đại về các nguyên lý, quy luật, đặc trưng của các quá trình hoá học diễn ra trong tự nhiên, trong công nghệ và trong đời đời sống. Những nguyên lý, quy luật này là cơ sở để hiểu sâu sắc bản chất của nhiều vấn đề như: quá trình tổng hợp các loại vật liệu, phương pháp hoá lý truyền thống và hiện đại ứng dụng trong phân tích, nguyên tắc cải tiến dây chuyền công nghệ, biện pháp xử lý môi trường...
            Nhóm chuyên môn Hoá lý thuyết và hoá lý giảng dạy cả môn cơ sở và các môn chuyên sâu. Các môn cơ sở bao gồm: Hoá lý 1, Hoá lý 2, Thí nghiệm hoá lý 1, Thí nghiệm hoá lý 2, Hoá lý cho công nghệ sinh học, thực phẩm, môi trường. Các môn chuyên sâu ngành Hoá học định hướng Hoá lý rất đa dạng như: Các phương pháp vật lý và hoá lý nghiên cứu cấu tạo chất; Các phương pháp lý xử lý nước thải, Động học xúc tác; Quá trình điện hoá...
            Những kiến thức của chuyên ngành Hoá lý thuyết và hoá lý sẽ giúp người học nắm vững cơ sở lý thuyết và những ứng dụng chuyên sâu của Hoá học. Sau khi tốt nghiệp, người học sẽ tự tin đáp ứng được yêu cầu đa dạng của công việc và linh hoạt khi làm việc tại các phòng thí nghiệm, các nhà máy, viện nghiên cứu.
2. Kiến thức trang bị cho  sinh viên
Sinh viên theo học chuyên ngành Hoá lý sẽ được trang bị:
  • Kiến thức lý thuyết để dự đoán các phản ứng hoá học các quá trình công nghệ, kỹ thuật hoá học sẽ xảy ra như thế nào.
  • Kiến thức cơ sở cho việc thiết kế, tính toán kỹ thuật nhằm mục đích thực hiện được phản ứng, quá trình hoá học trong công nghiệp khả thi về kinh tế và kỹ thuật.
  • Các kỹ năng cơ bản trong thiết kế, kiểm soát các quá trình hoá học, quản lý chất lượng sản phẩm bằng các công cụ phân tích hiện đại.
Cụ thể, những khối kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực như:
  • Hóa học xúc tác: Xúc tác nano; xúc tác hydro hóa trong chuyển hóa năng lượng; xúc tác trong xử lý nước thải, khí thải. Xúc tác phức đồng thể và dị thể hoá xúc tác đồng thể ứng dụng trong phản ứng quang hoá.
  • Hóa học vật liệu: Vật liệu nano kim loại, oxit kim loại (Pt, Au, Ag, Cu, TiO2, Cu2); Vật liệu plasmonic, vật liệu lai vô cơ-hữu cơ ứng dụng trong: cảm biến trong y sinh, xử lý môi trường, chuyển hóa năng lượng. Vật liệu cao su, polyme composite có tính năng cao. Vật liệu cellulose composite biến tính.
  • Điện hóa & năng lượng tái tạo: Nguồn điện hóa học (pin sạc lithi ion, pin nhiên liệu, pin sơ cấp, siêu tụ điện); Quang điện hóa (pin mặt trời, quang điện hóa xúc tác).
  • Hóa học tính toán: Ứng dụng AI (Artificial Intelligence) và ML (Machine Learning) trong thiết kế phân tử có dược tính và vật liệu mới; Cơ chế và động học của phản ứng trong xử lý khí thải động cơ đốt trong; Tính toán phân tích phổ học; Thiết kế phần mềm tính động học và tối ưu hoá cấu trúc các chất. Nghiên cứu các phức kim loại chuyển tiếp bằng lý thuyết lượng tử và thực nghiệm: Tổng hợp, cấu trúc, đặc trưng tính chất.
  • Hoá học môi trường: Xử lý nước bề mặt và nước thải, xây dựng mô hình quản lý môi trường.
  • Hóa lý hữu cơ: Biomas; vật liệu khung hữu cơ – kim loại (MOF); trích ly các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học. Tinh chế và sử dụng tinh dầu thiên nhiên.
  • Công nghệ vi cơ điện tử MEMs, NEMs, microfluidic chip.
3. Cơ hội học bổng
Sinh viên theo học các lĩnh vực chuyên môn của Nhóm chuyên môn Hoá lý thuyết và Hoá lý, có thể có cơ hội tiếp cận một số học bổng sau nếu có kết quả học tập và thành tích nghiên cứu tốt:
- Học bổng ThS sau đại học của Đại học Bách Khoa Hà Nội, học bổng khuyến khích học tập của Đại học Bách Khoa Hà Nội và các chương trình hợp tác của Trường Hoá và Khoa học sự sống và các đối tác.
- Học bổng thực tập ngắn ngày theo chương trình của các dự án Cao su pha 2, dự án Rohan, dự án hợp tác Nghị Định thư…
- Học bổng sau đại học của quỹ VINIF
- Học bổng hỗ trợ nghiên cứu của các thầy cô có đề tài, dự án cấp Đại học, cấp Bộ, quỹ Nafosted.

Hình ảnh một số sinh viên tiêu biểu của NCM đã đi học nghiên cứu theo các diện học bổng khác nhau
4. Các vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Các sinh viên ngành hoá lý sau khi tốt nghiệp có thể có cơ hội làm việc phong phú:
+ Làm nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về ngành Hóa tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
+ Làm việc tại các công ty có tuyển dụng nhân lực trong lĩnh vực hoá chất và liên quan (đảm nhiệm vai trò sản xuất, quản lý, nghiên cứu phát triển sản phẩm, kiểm định và đánh gía chất lượng sản phẩm, thực hiện dự án, kinh doanh…) tại các tập đoàn đa quốc gia lớn như: Canon, Samsung, LG, Toyota, Bridgestone, Panasonic,..,Các tập đoàn công nghiệp lớn ở Việt Nam: Tổng công ty xi măng Việt Nam (VICEM); Tập đoàn than – khoáng sản (KTV), Tập đoàn hoá chất Việt Nam (VinaChem), Tổng công ty giấy Việt Nam (Vinapaco), Tập đoàn Dầu khí Petrolimex…hay các công ty vừa và nhỏ liên quan đến mảng hoá chất (bao gồm kinh doanh, sản xuất, kiểm soát chất lượng, kiểm định,…).
5. Mạng lưới cựu sinh viên
Họ và tên Khoá Vị trí việc làm Tên công ty Lĩnh vực
Huy Thiêm K41 - Giảng viên (đến 2018)
- Trợ lý tổng GĐ
ĐH Bách Khoa HN
VietChem
Hoá
Sản xuất, kinh doanh
Phạm Văn Chung K41 Quản lý môi trường mỏ than Tập đoàn Than khoáng sản (Vinacomin) Sản xuất, Hoá chất, môi trường
Nguyễn Ngọc Tuệ      K42 Giảng viên, Phó GĐ trung tâm ĐT liên tục ĐH Bách Khoa HN Hoá
Nguyễn Thị Thuỳ    K42 Giảng viên       Trường ĐH KTCN 1 Hoá học
Nguyễn Minh Hạnh   K42 Giám đốc ĐHSX Công ty TNHH VICO Hoá chất
Nguyễn Hữu Hồng   K44 Giám đốc         CTy TNHH Công nghệ Hogi VN
 
khí, giấy
Nguyễn Thế Hùng   K44 Phó Tổng GĐ  Cty CP xi măng Vicem Bút Sơn Xi măng
Bùi Thị Thuy Huyền K43 Giảng viên Trường ĐH Xây Dựng HN        Hoá học
Đoàn Thanh Hoà K46 Giám đốc sản xuất Cty CP tập đoàn Sunhouse Hoá chất
Lưu Bách Đạt K47 Phó tổng GĐ   Cty CP tập đoàn Hoá chất Đức Giang Hoá chất
Đỗ Thị Mây K50 Nghiên cứu Korea Institute of Science and Technology Hoá học
Trịnh Việt Dũng  K51 Giám đốc         Cty CP giải pháp năng lượng xanh Avie việt nam Năng lượng, môi trường
Thiều Khắc Vinh K59 Ban kỹ thuật Lọc dầu Nghi Sơn Hoá dầu
Hoàng Thị Thu Hoài K59 Chất lượng Samsung Việt Nam        Hoá chất
Đỗ Nguyễn Hà Thu K60 Trưởng Phòng R&D Cty TNHH Dược phẩm Tâm Đức Hà Nội Hoá mỹ phẩm
Lê Huy Duy    K60 Ban kỹ thuật Lọc dầu Nghi Sơn Hoá dầu
Bùi Bá Cảnh K62 Cao học ĐH Bách Khoa HN Hoá học

 
 Tags: SCLS, CH1, CH2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây